Theo đó, Thủ tướng giao ACV (doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng hàng không) quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không do Nhà nước đầu tư, quản lý tại 22 sân bay theo phương thức không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong thời hạn từ 7/12/2020 đến hết 31/12/2025.
Theo quyết định của Thủ tướng, ACV là đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng hàng không trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không đúng mục đích, công năng của tài sản; không được chuyển nhượng, bán, tặng, cho, cầm cố, thế chấp, góp vốn bằng tài sản kết cấu hạ tầng được giao.
Đồng thời, đơn vị này chịu trách nhiệm về kinh phí bảo trì, sửa chữa tài sản kết cấu hạ tầng hàng không được giao, nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không do ACV được giao quản lý được sử dụng để chi trả chi phí bảo trì, sửa chữa tài sản kết cấu hạ tầng hàng không…
Theo tính toán của ACV, hệ thống tài sản kết cấu hạ tầng hàng không gồm đường băng, đường lăn, sân đỗ, hệ thống hỗ trợ hạ cánh… tại 22 sân bay do Nhà nước đầu tư có giá trị khoảng 8.550 tỉ đồng (dự án nâng cấp đường băng, đường lăn sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất đang được thực hiện với giá trị hơn 4.000 tỉ đồng).
Bên cạnh đó là vật tư thiết bị dự phòng trị giá 2.785 tỉ đồng, hệ thống khí tượng hơn 380 tỉ đồng.
Trước đó, khi ACV cổ phần hóa, các tài sản trên vẫn thuộc Nhà nước, không tính vào giá trị của ACV. Do đó, khi đường băng, đường lăn hư hỏng xuống cấp mà chưa có ngân sách để sửa chữa, nâng cấp, ACV muốn bỏ tiền sửa chữa lại cũng không được phép. Bởi theo quy định pháp luật, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước quản lý phải sử dụng vốn ngân sách để sửa chữa, nâng cấp.
-
ACV có thể dùng hết tiền mặt tích luỹ cho dự án sân bay Long Thành
VNDirect ước tích lợi nhuận của ACV giảm mạnh trong giai đoạn 2020-2025 khi sử dụng hết tiền mặt để phục vụ dự án sân bay Long Thành.