Người dân nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định tại một dự án ở Hà Đông
Chỗ nào cũng thiếu
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, theo tổng hợp từ các địa phương, từ nay đến năm 2015, cả nước cần 17,9 triệu m2 sàn xây dựng nhà ở để bố trí TĐC cho các hộ gia đình, cá nhân phục vụ công tác GPMB, thu hồi đất xây dựng công trình. Đây là con số vô cùng lớn bởi toàn TP Hà Nội cũng chỉ xây dựng được xấp xỉ 2 triệu m2 sàn nhà ở mỗi năm.
Đối chiếu với tình hình hiện tại, con số này càng khó khả thi bởi chưa có quy định thống nhất về phát triển và quản lý nhà ở TĐC nên các địa phương còn nhiều lúng túng trong thực hiện. Trên thực tế, khi lập quy hoạch xây dựng, phần lớn các địa phương chưa bố trí đủ quỹ đất cho nhà ở TĐC hoặc có bố trí nhưng không đáp ứng được yêu cầu. Ở nhiều tỉnh, thành phố, quỹ nhà TĐC nơi thừa, nơi thiếu. Nhiều nơi sử dụng không hiệu quả, gây lãng phí lớn. Đặc biệt, công tác quản lý chất lượng bị buông lỏng từ khâu lựa chọn chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công xây lắp khiến các dự án nhà ở tái định cư phục vụ cho các dự án đầu tư xây dựng luôn triển khai bị động, chậm tiến độ, chất lượng nhà ở không đảm bảo so với yêu cầu. Do đó, dư luận luôn quan niệm chất lượng nhà tái định cư kém xa so với nhà thương mại, khiến người dân bị thu hồi đất đã thiệt lại càng thiệt.
Theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, để thống nhất quản lý nhà ở TĐC, chấm dứt những lộn xộn hiện nay và tạo bước đột phá về phát triển và quản lý nhà ở TĐC thì cần có những quy định mới, từ khâu lập quy hoạch xây dựng, bố trí quỹ đất, lập kế hoạch đầu tư xây dựng đến tiêu chuẩn thiết kế, đầu tư xây dựng, quản lý vận hành, khai thác nhà ở TĐC.
Để chăm lo tốt hơn đời sống của người dân TĐC, Bộ Xây dựng nhấn mạnh, Nhà nước chủ động chuẩn bị quỹ đất, quỹ nhà ở TĐC và có các cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở TĐC. Nhằm hạn chế việc dân đã vào ở mà hạ tầng xã hội mãi chưa xong, Bộ Xây dựng đề xuất, “phát triển nhà TĐC phải bảo đảm đồng bộ công trình nhà ở và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thiết yếu trong khu vực như trường học, bệnh viện, chợ... trước khi thu hồi đất”.
Phải tốt hơn nơi ở cũ
Nguyên tắc các hộ gia đình, cá nhân được bố trí tái định cư có điều kiện ở, sinh hoạt, sản xuất tốt hơn hoặc tương đương nơi ở cũ phải được thực hiện nghiêm túc. Tại khu vực đô thị, cần hạn chế đầu tư xây dựng các dự án TĐC riêng lẻ mà giải quyết theo hướng tập trung đẩy mạnh phát triển các dự án nhà ở xã hội. Nhà TĐC phải bảo đảm quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, bảo đảm chất lượng và an toàn trong sử dụng, phù hợp với văn hóa, phong tục, tập quán địa phương…
Đặc biệt, Bộ Xây dựng kiến nghị cho phép mua các căn hộ trong các dự án phát triển nhà ở thương mại và khu đô thị mới để bố trí TĐC. Đây là lần đầu tiên quy định khá thoáng này được đề cập tới. Cụ thể, chủ đầu tư dự án TĐC phải lập phương án mua nhà ở thương mại làm nhà TĐC, trong đó nêu rõ địa điểm mua, số lượng, dự kiến giá mua, tiến độ bàn giao, trình UBND cấp tỉnh phê duyệt. Giá mua nhà ở thương mại làm nhà TĐC được xác định theo nguyên tắc: đất xây dựng nhà ở do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc do Nhà nước đã bồi thường thì giá mua nhà ở bao gồm chi phí đầu tư xây dựng nhà ở, lãi vay (nếu có), các chi phí hợp pháp khác và lợi nhuận định mức tối đa 15%. Trường hợp đất xây dựng nhà ở do chủ đầu tư tự bồi thường thì giá mua nhà ở bao gồm chi phí bồi thường, GPMB, chi phí đầu tư xây dựng nhà ở, lãi vay (nếu có), các chi phí hợp pháp khác và lợi nhuận định mức tối đa 10%.
Chất lượng công trình nhà TĐC – yếu tố khiến dư luận bức xúc thời gian qua – cũng được đề cập sâu. Lần này, trách nhiệm cụ thể của các tổ chức, cá nhân liên quan và cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng đối với quản lý chất lượng nhà ở TĐC đã được làm rõ, tránh thực trạng “cha chung không ai khóc” hiện nay. Theo đó, chủ đầu tư xây dựng nhà ở sẽ phải có trách nhiệm quản lý chất lượng công trình trong quá trình thực hiện dự án. Việc quản lý vận hành, khai thác nhà ở TĐC phải đảm bảo các nội dung theo quy định của pháp luật về quản lý sử dụng nhà chung cư thương mại, pháp luật về nhà ở. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý vận hành nhà chung cư đó.
Dân sẽ được ưu tiên thuê tầng 1
-
Ðừng để "đất vàng" biến thành của riêng
Khi nói đến cụm từ "đất vàng" ở thành phố, nhiều người thường nghĩ tới những khu đất có giá trị cao về nhiều mặt vì ở những vị trí được coi là đắc địa ở các quận trung tâm. Thật ra không hẳn vậy. Có những vị trí mà dưới con mắt các nhà chuyên môn cũng là "đất vàng". Ðó là những khu đất nằm cạnh sông Sài Gòn.