Ngày 18/4, HĐND TP.HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề).
Tại kỳ họp, HĐND TP.HCM đã tán thành tờ trình về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; từ đó, UBND Thành phố tiếp thu, hoàn thiện Đề án gửi Bộ Nội vụ thẩm định, trình Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội xem xét, quyết định.
Theo tờ trình, TP.HCM giảm từ 273 xã, phường xuống còn 102 xã, phường; trong đó, xã đảo Thạnh An là đơn vị hành chính cấp xã duy nhất giữ nguyên hiện trạng, không sáp nhập với xã, phường khác.
Giữ nguyên xã đảo Thạnh An là đơn vị hành chính có vị trí biệt lập không sáp nhập đơn vị hành chính.
Huyện Cần Giờ có diện tích hơn 704 km2, dân số khoảng 76.000 người. Hiện Cần Giờ có 7 đơn vị hành chính gồm thị trấn Cần Thạnh và 6 xã, gồm An Thới Đông, Bình Khánh, Long Hòa, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, Thạnh An.
Theo đó, 7 đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn Cần Giờ sau sắp xếp sẽ còn 4 đơn vị hành chính cấp xã như sau:
Sáp nhập xã Tam Thôn Hiệp và một phần xã An Thới Đông (khu vực từ cầu Rạch Lá đến cầu An Nghĩa, lấy từ đường Rừng Sác hướng vào xã Tam Thôn Hiệp, gồm ấp An Nghĩa 1 và 1/2 ấp An Nghĩa 2) vào xã Bình Khánh, đặt tên xã Bình Khánh.
Sáp nhập xã Lý Nhơn và một phần xã An Thới Đông (trừ khu vực từ cầu Rạch Lá đến cầu An Nghĩa, từ đường Rừng Sác hướng vào xã Tam Thôn Hiệp), đặt tên xã An Thới Đông.
Hợp nhất xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, đặt tên xã Cần Giờ.
Giữ nguyên xã đảo Thạnh An là đơn vị hành chính có vị trí biệt lập không sáp nhập đơn vị hành chính.
Cần Giờ là huyện biển duy nhất của TP.HCM, nằm ở phía Đông Nam, cách trung tâm thành phố khoảng 50km đường bộ.
Phía bắc huyện này ngăn cách với huyện Nhà Bè bởi sông Soài Rạp, phía nam giáp Biển Đông, phía tây ngăn cách với huyện Cần Giuộc và huyện Cần Đước (Long An), huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang), ranh giới là sông Soài Rạp và phía đông bắc ngăn cách với huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) bởi sông Lòng Tàu.
Phần phía đông nam huyện Cần Giờ tiếp giáp với huyện Tân Thành (Bà Rịa - Vũng Tàu), ranh giới là sông Thị Vải.
Thạnh An là xã đảo duy nhất của TP.HCM, có diện tích hơn 131km2, dân số hơn 4.200 người. Thạnh An được Thủ tướng phê duyệt công nhận là xã đảo từ ngày 1/7/2021.
-
Sau sáp nhập, TP.HCM có 3 trung tâm hành chính – chính trị
TP.HCM sẽ có tới ba trung tâm hành chính – chính trị đặt tại ba khu vực khác nhau, nếu đề án sáp nhập Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu vào TP.HCM được thông qua.
-
Danh sách 102 phường mới tại TP HCM
Dự kiến TP.HCM sau sắp xếp đơn vị hành chính còn 102 phường, xã. TP.HCM sẽ có phường Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định.
-
TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu dự kiến có 168 phường, xã sau sáp nhập
Hiện TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu đã họp, thống nhất 168 phường, xã sau sắp xếp đảm bảo không trùng tên và bất cập tại các địa bàn giáp ranh.








-
TP.HCM khi sáp nhập Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu có thể trở thành trung tâm kinh tế tầm khu vực
TP.HCM đang chuẩn bị bước vào một thời khắc lịch sử khi đề án sáp nhập với hai tỉnh liền kề là Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu đã được HĐND thành phố thông qua và trình Chính phủ trước ngày 1/5. Nếu được chấp thuận, siêu đô thị mới mang tên TP.HCM sẽ...
-
Đề xuất "giải thể" cấp huyện, tinh gọn Viện kiểm sát từ 4 xuống 3 cấp
Tại phiên họp sáng 8/5, Quốc hội bắt đầu xem xét dự thảo Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân (sửa đổi) với một trong những thay đổi lớn nhất: tinh gọn hệ thống Viện kiểm sát từ 4 cấp xuống còn 3 cấp, gồm Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao, VKSND ...
-
Thị xã cao nhất Việt Nam sẽ chuyển sang mô hình mới
Theo kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, bắt đầu từ ngày 1/7/2025, Sa Pa sẽ chia tay danh xưng "thị xã" để chuyển sang mô hình mới – từ 16 xã, phường rút gọn chỉ còn 1 phường và 5 xã.