Đánh giá lại thực trạng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời gian qua, làm rõ nguyên nhân những yếu kém và đề ra các giải pháp khắc phục là những nội dung nổi bật của buổi thảo luận chiều 29/9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong phiên họp thứ 2.
Theo Tờ trình về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5
năm (2011-2015) cấp quốc gia của Chính phủ, tính đến cuối năm 2010 kết quả thực
hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất về cơ bản đã đạt được các chỉ
tiêu mà Quốc hội đã quyết định, trong đó có 33 chỉ tiêu đạt trên 90%; 5 chỉ tiêu
đạt từ 70-90%; 4 chỉ tiêu từ 60-70% và 2 chỉ tiêu dưới 60%.
Đáng chú ý, báo cáo của Chính phủ cho thấy, vẫn còn tình trạng một số địa phương chưa thực hiện đúng chủ trương sử dụng tiết kiệm đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa nước; sử dụng quy hoạch đất phi nông nghiệp trên đất nông nghiệp có năng suất cao, thậm chí trên đất chuyên trồng lúa nước, trong khi ở địa phương vẫn còn các loại đất khác.
Bên cạnh đó, cơ cấu sử dụng đất trong đô thị chưa hợp lý, đất dành cho giao thông đô thị còn thiếu, tỷ lệ đất dành cho giao thông chưa đến 13%, tỷ lệ đất dành cho giao thông tĩnh thấp dưới 1% và đất dành cho các công trình công cộng đặc biệt thiếu.
Theo Quy hoạch sử dụng đất của Chính phủ, đến năm 2020, đất nông nghiệp là 26,7 triệu ha, chiếm 80,77% diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp gần 4,9 triệu ha, chiếm 14,75% diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng gần 1,5 triệu ha, chiếm 4,48% diện tích tự nhiên.
Đến 2020, quy hoạch đất trồng lúa được xác định là 3,8 triệu ha, diện tích gieo trồng khoảng 7,2 triệu ha, năng suất bình quân đạt 63,2 tạ/ha, sản lượng đạt khoảng 46 triệu tấn sẽ đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu. So với năm 2010, diện tích đất trồng lúa giảm 308.000 ha.
Thẩm tra nội dung trong Báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Kinh tế Ngân sách cho rằng, việc đánh giá thực hiện các chỉ tiêu theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhiều chỉ tiêu mới chỉ đề cập dưới dạng thống kê và phản ánh tình hình thực hiện, chưa đi sâu phân tích chất lượng, hiệu quả kinh tế- xã hội của việc thực hiện. Nhiều vấn đề tồn tại, yếu kém, bức xúc chưa được đề cập như sử dụng đất sai mục đích, kém hiệu quả, những bất cập về thể chế, chính sách, phân cấp trong quản lý quy hoạch, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Về Kế hoạch sử dụng đất 2011-2015, Ủy ban Kinh tế đề nghị cần xem xét, tính toán lại đối với diện tích đất dành cho khu công nghiệp. Hiện nay tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đạt rất thấp, trong khi đó kế hoạch sử dụng đất đến 2015 tăng từ 72.000 ha lên 150.000 ha là quá nhanh, dẫn đến tình trạng hoặc không đạt kế hoạch hoặc hiệu quả kinh tế thấp.
Tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị Ban soạn thảo Quy hoạch trình bày rõ biện pháp, cách thức để kiên định giữ được 3,8 triệu ha vào năm 2020 ha đất trồng lúa vì đây là việc làm rất khó khăn.
Đồng tình cơ bản về những chỉ tiêu mới trong Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015), tuy nhiên Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Ban soạn thảo đánh giá lại chi tiết những kết quả đã đạt được cũng như những tồn tại, yếu kém thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2001-2010.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan băn khoăn, Tờ trình của Chính phủ mới chỉ nặng về thống kê diện tích chứ chưa làm rõ những cơ sở để lập quy hoạch.
Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Doan cho rằng, báo cáo cần làm rõ những điểm đã làm được và chưa được trong thực trạng Quy hoạch hiện nay; chỉ rõ lỗi của các hạn chế này xuất phát do khâu quản lý của Trung ương hay ở địa phương. Đặc biệt, báo cáo cũng phải nêu được nguyên nhân dẫn đến quỹ đất cho giáo dục, an sinh xã hội, môi trường không đạt so với chỉ tiêu.
Phó Chủ tịch nước cũng kiến nghị, kèm theo quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất thời gian tới, Ban soạn thảo cũng cần phải đề xuất khung chính sách để đảm bảo tính khả thi của đề án.
Trăn trở về hiện trạng các khu công nghiệp, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Phùng Quốc Hiển đánh giá, việc thực hiện Quy hoạch sử dụng đất đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp 10 năm qua đạt hiệu quả rất thấp.
Ông Hiển so sánh, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp này vẫn chưa lấp đầy quy hoạch (chỉ đạt 46%) mà lại thường được ưu tiên đặt tại các khu đất rất màu mỡ ở, nhất là ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, trong khi nông dân không có ruộng đất đề trồng lúa, còn xã hội thì phải đối mặt với những vấn đề hệ lụy thu hồi đất nông nghiệp.
Ông Hiển cũng kiến nghị, báo cáo của Chính phủ cần thể hiện được tình trạng vi phạm và xử lý vi phạm về sử dụng đất, đang diễn ra tại nhiều địa phương./.
Đáng chú ý, báo cáo của Chính phủ cho thấy, vẫn còn tình trạng một số địa phương chưa thực hiện đúng chủ trương sử dụng tiết kiệm đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa nước; sử dụng quy hoạch đất phi nông nghiệp trên đất nông nghiệp có năng suất cao, thậm chí trên đất chuyên trồng lúa nước, trong khi ở địa phương vẫn còn các loại đất khác.
Bên cạnh đó, cơ cấu sử dụng đất trong đô thị chưa hợp lý, đất dành cho giao thông đô thị còn thiếu, tỷ lệ đất dành cho giao thông chưa đến 13%, tỷ lệ đất dành cho giao thông tĩnh thấp dưới 1% và đất dành cho các công trình công cộng đặc biệt thiếu.
Theo Quy hoạch sử dụng đất của Chính phủ, đến năm 2020, đất nông nghiệp là 26,7 triệu ha, chiếm 80,77% diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp gần 4,9 triệu ha, chiếm 14,75% diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng gần 1,5 triệu ha, chiếm 4,48% diện tích tự nhiên.
Đến 2020, quy hoạch đất trồng lúa được xác định là 3,8 triệu ha, diện tích gieo trồng khoảng 7,2 triệu ha, năng suất bình quân đạt 63,2 tạ/ha, sản lượng đạt khoảng 46 triệu tấn sẽ đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu. So với năm 2010, diện tích đất trồng lúa giảm 308.000 ha.
Thẩm tra nội dung trong Báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Kinh tế Ngân sách cho rằng, việc đánh giá thực hiện các chỉ tiêu theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhiều chỉ tiêu mới chỉ đề cập dưới dạng thống kê và phản ánh tình hình thực hiện, chưa đi sâu phân tích chất lượng, hiệu quả kinh tế- xã hội của việc thực hiện. Nhiều vấn đề tồn tại, yếu kém, bức xúc chưa được đề cập như sử dụng đất sai mục đích, kém hiệu quả, những bất cập về thể chế, chính sách, phân cấp trong quản lý quy hoạch, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Về Kế hoạch sử dụng đất 2011-2015, Ủy ban Kinh tế đề nghị cần xem xét, tính toán lại đối với diện tích đất dành cho khu công nghiệp. Hiện nay tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đạt rất thấp, trong khi đó kế hoạch sử dụng đất đến 2015 tăng từ 72.000 ha lên 150.000 ha là quá nhanh, dẫn đến tình trạng hoặc không đạt kế hoạch hoặc hiệu quả kinh tế thấp.
Tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị Ban soạn thảo Quy hoạch trình bày rõ biện pháp, cách thức để kiên định giữ được 3,8 triệu ha vào năm 2020 ha đất trồng lúa vì đây là việc làm rất khó khăn.
Đồng tình cơ bản về những chỉ tiêu mới trong Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015), tuy nhiên Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Ban soạn thảo đánh giá lại chi tiết những kết quả đã đạt được cũng như những tồn tại, yếu kém thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2001-2010.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan băn khoăn, Tờ trình của Chính phủ mới chỉ nặng về thống kê diện tích chứ chưa làm rõ những cơ sở để lập quy hoạch.
Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Doan cho rằng, báo cáo cần làm rõ những điểm đã làm được và chưa được trong thực trạng Quy hoạch hiện nay; chỉ rõ lỗi của các hạn chế này xuất phát do khâu quản lý của Trung ương hay ở địa phương. Đặc biệt, báo cáo cũng phải nêu được nguyên nhân dẫn đến quỹ đất cho giáo dục, an sinh xã hội, môi trường không đạt so với chỉ tiêu.
Phó Chủ tịch nước cũng kiến nghị, kèm theo quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất thời gian tới, Ban soạn thảo cũng cần phải đề xuất khung chính sách để đảm bảo tính khả thi của đề án.
Trăn trở về hiện trạng các khu công nghiệp, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Phùng Quốc Hiển đánh giá, việc thực hiện Quy hoạch sử dụng đất đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp 10 năm qua đạt hiệu quả rất thấp.
Ông Hiển so sánh, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp này vẫn chưa lấp đầy quy hoạch (chỉ đạt 46%) mà lại thường được ưu tiên đặt tại các khu đất rất màu mỡ ở, nhất là ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, trong khi nông dân không có ruộng đất đề trồng lúa, còn xã hội thì phải đối mặt với những vấn đề hệ lụy thu hồi đất nông nghiệp.
Ông Hiển cũng kiến nghị, báo cáo của Chính phủ cần thể hiện được tình trạng vi phạm và xử lý vi phạm về sử dụng đất, đang diễn ra tại nhiều địa phương./.
Theo Quang Vũ (TTXVN/Vietnam+)
VIP
SHOPHOUSE TẦNG ĐẾ. SHOPEHOUSE DỰ ÁN VŨNG TÀU CENTRE POINT
12 tỷ 500 triệu- 207m2
Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu
Hôm nay
0939868***
VIP
Shophouse vị trí đắt địa ngay KCN Tân Hương
2 tỷ 300 triệu- 86m2
Châu Thành, Tiền Giang
Hôm nay
0356020***
VIP
Nhà giá rẻ Quận 10 P.12 Cao Thắng ngang 9m dài 6m 1 trệt 2 lầu HC đủ.
5 tỷ 600 triệu- 54m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0911194***
VIP
Bán shophouse Novaword Phan Thiết Mặt Tiền Biển Đẹp dãy Florida 1
7 tỷ 600 triệu- 120m2
Phan Thiết, Bình Thuận
Hôm nay
0917496***
VIP
SUN PONTE RESIDENCE MẶT SÔNG HÀN VỚI GIÁ & CSBH CỰC KỲ ƯU ĐÃI
Thương lượng- 60m2
Sơn Trà, TP. Đà Nẵng
Hôm nay
0922156***
VIP
Nhà phố căn góc 2 mặt tiền, shophouse mặt tiền 25m Quận 12 cam kết lợi nhuận 50%
9 tỷ 100 triệu- 0m2
Quận 12, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0931000***
VIP
Bán lô đất 69,3m2 Hoàng Diệu, gần ra mặt tiền đường số. Không quy hoạch. 4,2 tỷ
4 tỷ 200 triệu- 69.3m2
Quận 4, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0906782***
VIP
Top nhà vị trí đẹp 3 x 10m 1 trệt 4 lầu Nguyễn Thiện Thuật Q3 TP.HCM
6 tỷ 900 triệu- 30m2
Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0817409***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.