"Tuy nhà mới xây nhưng tường đã bị nứt, gạch lát sàn bị bong, trời mưa thì tường bị thấm, toàn bộ 81 căn đều chưa có nhà vệ sinh"...
Dự án đầu tư xây dựng công trình bố trí dân cư vùng sạt lở bờ sông xã
vùng cao Phước Bình, huyện Bác Ái (Ninh Thuận) được UBND tỉnh Ninh Thuận
phê duyệt ngày 23-06- 2009. Dự án do Chi cục Phát triển Nông thôn Ninh
Thuận làm chủ đầu tư.
Với quy mô 122 căn nhà cấp IV, trong đó 41 căn tại Khu vực 1 (đã hoàn thành) và 81 căn tại Khu vực 2, mỗi căn nhà trị giá khoảng 90 triệu đồng; 2 nhà cộng đồng; 2 nhà mẫu giáo; hệ thống điện, nước, giao thông ở 2 khu vực tái định cư; chi phí đền bù giải tỏa, hỗ trợ tái định cư...với tổng kinh phí đầu tư gần 26,3 tỉ đồng, từ nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu của Chính phủ. Thế nhưng mặc dù công trình chưa được nghiệm thu, nhưng xem ra chất lượng xây dựng có quá nhiều bất cập khiến cho người dân không chịu nhận nhà….

Chỉ dùng tay cũng có thể bẻ một góc tường như thế này đây.
Theo chân bà Nguyễn Thị Loan, Trưởng Ban quản lý thôn Hành Rạc 2 cùng
với một số bà con đến khu vực 81 căn nhà tái định cư ở khu vực 2 mà bà
con cương quyết không chịu nhận nhà vì chất lượng xây dựng quá kém,
chúng tôi mới thấy được kiểu thi công “thảm họa” của nhà thầu cũng như
sự buông lỏng giám sát của chủ đầu tư.
Để chứng minh cho phóng viên, cứ đến mỗi nhà bà Loan đều dùng ngón tay khều nhẹ vào cạnh tường thì những mảng vữa rơi ra thật dễ dàng. Vị Trưởng ban quản lý thôn Hành Rạc 2 khẳng định chắc chắn rằng 81 căn ở đây nhà nào cũng có tình trạng tương tự như vậy. “Những cột trụ nhà mà bóc mảng nào ra mảng đó thì bên trong tường không biết thế nào, ở mấy bữa nó sập lúc nào không biết”, bà Loan nói.
Bà Loan còn chỉ cho chúng tôi xem những kẽ hở giữa lề khung cửa và vách tường, “chỉ cần một cơn gió to là có thể giật bay cánh cửa đi lúc nào không hay!”. Nhiều người dân tại đây cho biết thêm: mới trải qua một trận mưa đầu mùa mà đã có 2 căn nhà bị tốc mái. “Người dân chúng tôi đã đề nghị với Chi cục Phát triển Nông thôn là nên chia lô đất cho từng hộ dân trước để khi công trình bắt đầu dân có thể giám sát vật liệu và tình hình thi công, đồng thời có thể phụ làm thêm cho kỹ và chắc chắn hơn nhưng Chi cục không đồng ý, cho rằng các hộ chỉ cần lên bốc thăm vào ở khi đơn vị thi công xong.
Thế nhưng xây dựng kiểu này người dân nào dám vào ở?”, một người dân lắc đầu ngao ngán.
Đưa chúng tôi vào căn nhà mà chị Bu Bu Sáng được chia, chị Sáng chỉ cho chúng tôi thấy những vết nứt trên vách tường, chị còn dùng tay bẻ đi từng mảng vữa như bẻ miếng bánh quy. Không biết khi thi công, nhà thầu phối trộn vôi vữa thế nào mà khi chị Loan chỉ dùng tay khều nhẹ lên vách tường thì từng mảng vôi vữa cứ bong ra càng lúc càng rộng. Nhìn xuống đống vôi vữa, chúng tôi có cảm giác đó là bùn chứ không phải là hồ xây dựng!
Anh Bubu Đinh (thôn Hành Rạc 2) cho biết: “Nhà mới xây mà nứt hết rồi, làm nhà kiểu này dân không chịu ở đâu, giao cho nhà nước ở thôi”.
Còn chị Pi năng Thị Đém (thôn Hành Rạc 2) cũng chia sẻ “Nhà này xây không chắc chắn nên mình không dám ở đâu, sợ ảnh hưởng đến tính mạng của gia đình. Nhà nước bàn giao rồi nhưng mình nhất định không chịu nhận”.
Ông Pinăng Hoàng- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Phước Bình cho biết: riêng 41 căn nhà tại Khu vực 1(dọc theo trục đường từ thôn Gia É đến thôn Bạc Rây 1, xã Phước Bình) hoàn thành đạt chất lượng nên đã bàn giao cho 41 hộ gia đình người dân tộc Raglai từ cuối tháng 5/2011. Nhưng 81 căn còn lại thuộc Khu vực 2 ở thôn Hành Rạc 2 chưa đưa vào nghiệm thu nhưng khi chủ đầu tư đưa bà con đi xem nhà thì bà con nhất định không chịu nhận do chất lượng nhà quá kém. Chính quyền xã cũng đã thành lập đoàn xuống kiểm tra thì thấy những ý kiến phản ánh của nhân dân là hoàn toàn đúng.
Tuy nhà mới xây nhưng tường đã bị nứt, gạch lát sàn bị bong, cửa làm chưa được chắc chắn, trời mưa thì tường bị thấm, đường sá còn lầy lội…Đặc biệt, toàn bộ 81 căn đều chưa có nhà vệ sinh, trong khi Ủy ban nhân dân tỉnh đã bổ sung thêm cho mỗi nhà 8 triệu đồng để xây dựng nhà vệ sinh nhưng đến nay vẫn chưa thấy thi công….
Ông Pi Năng Hoàng, Chủ tịch UBND xã Phước Bình rất cương quyết khi nói rằng: “ Chúng tôi chỉ đồng ý để dân vào ở khi nào các căn nhà hoàn tất 100% với chất lượng đảm bảo theo như dự án đã nêu. Còn nếu chủ đầu tư (Chi cục Phát triển Nông thôn, Ninh Thuận) không khắc phục được thì chúng tôi cương quyết không ký biên bản nghiệm thu và không để dân vào ở vì sẽ không đảm bảo tính mạng người dân”.
Một dự án hàng chục tỷ đồng với mục đích đảm bảo tính mạng, tài sản cho bà con vùng sạt lở của xã vùng cao Phước Bình rõ ràng là một mục đích tốt đẹp. Vậy mà, khi công trình chưa được nghiệm thu thì người dân đã không chịu chấp nhận vì chất lượng nhà ở được xây dựng quá kém. Đề nghị UBND tỉnh Ninh Thuận nhanh chóng tiến hành kiểm tra và có chỉ đạo cho Chi Cục Phát triển Nông thôn Ninh Thuận khắc phục ngay những vấn đề nêu trên.
Với quy mô 122 căn nhà cấp IV, trong đó 41 căn tại Khu vực 1 (đã hoàn thành) và 81 căn tại Khu vực 2, mỗi căn nhà trị giá khoảng 90 triệu đồng; 2 nhà cộng đồng; 2 nhà mẫu giáo; hệ thống điện, nước, giao thông ở 2 khu vực tái định cư; chi phí đền bù giải tỏa, hỗ trợ tái định cư...với tổng kinh phí đầu tư gần 26,3 tỉ đồng, từ nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu của Chính phủ. Thế nhưng mặc dù công trình chưa được nghiệm thu, nhưng xem ra chất lượng xây dựng có quá nhiều bất cập khiến cho người dân không chịu nhận nhà….

Chỉ dùng tay cũng có thể bẻ một góc tường như thế này đây.
Để chứng minh cho phóng viên, cứ đến mỗi nhà bà Loan đều dùng ngón tay khều nhẹ vào cạnh tường thì những mảng vữa rơi ra thật dễ dàng. Vị Trưởng ban quản lý thôn Hành Rạc 2 khẳng định chắc chắn rằng 81 căn ở đây nhà nào cũng có tình trạng tương tự như vậy. “Những cột trụ nhà mà bóc mảng nào ra mảng đó thì bên trong tường không biết thế nào, ở mấy bữa nó sập lúc nào không biết”, bà Loan nói.
Bà Loan còn chỉ cho chúng tôi xem những kẽ hở giữa lề khung cửa và vách tường, “chỉ cần một cơn gió to là có thể giật bay cánh cửa đi lúc nào không hay!”. Nhiều người dân tại đây cho biết thêm: mới trải qua một trận mưa đầu mùa mà đã có 2 căn nhà bị tốc mái. “Người dân chúng tôi đã đề nghị với Chi cục Phát triển Nông thôn là nên chia lô đất cho từng hộ dân trước để khi công trình bắt đầu dân có thể giám sát vật liệu và tình hình thi công, đồng thời có thể phụ làm thêm cho kỹ và chắc chắn hơn nhưng Chi cục không đồng ý, cho rằng các hộ chỉ cần lên bốc thăm vào ở khi đơn vị thi công xong.
Thế nhưng xây dựng kiểu này người dân nào dám vào ở?”, một người dân lắc đầu ngao ngán.
Đưa chúng tôi vào căn nhà mà chị Bu Bu Sáng được chia, chị Sáng chỉ cho chúng tôi thấy những vết nứt trên vách tường, chị còn dùng tay bẻ đi từng mảng vữa như bẻ miếng bánh quy. Không biết khi thi công, nhà thầu phối trộn vôi vữa thế nào mà khi chị Loan chỉ dùng tay khều nhẹ lên vách tường thì từng mảng vôi vữa cứ bong ra càng lúc càng rộng. Nhìn xuống đống vôi vữa, chúng tôi có cảm giác đó là bùn chứ không phải là hồ xây dựng!
Anh Bubu Đinh (thôn Hành Rạc 2) cho biết: “Nhà mới xây mà nứt hết rồi, làm nhà kiểu này dân không chịu ở đâu, giao cho nhà nước ở thôi”.
Còn chị Pi năng Thị Đém (thôn Hành Rạc 2) cũng chia sẻ “Nhà này xây không chắc chắn nên mình không dám ở đâu, sợ ảnh hưởng đến tính mạng của gia đình. Nhà nước bàn giao rồi nhưng mình nhất định không chịu nhận”.
Ông Pinăng Hoàng- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Phước Bình cho biết: riêng 41 căn nhà tại Khu vực 1(dọc theo trục đường từ thôn Gia É đến thôn Bạc Rây 1, xã Phước Bình) hoàn thành đạt chất lượng nên đã bàn giao cho 41 hộ gia đình người dân tộc Raglai từ cuối tháng 5/2011. Nhưng 81 căn còn lại thuộc Khu vực 2 ở thôn Hành Rạc 2 chưa đưa vào nghiệm thu nhưng khi chủ đầu tư đưa bà con đi xem nhà thì bà con nhất định không chịu nhận do chất lượng nhà quá kém. Chính quyền xã cũng đã thành lập đoàn xuống kiểm tra thì thấy những ý kiến phản ánh của nhân dân là hoàn toàn đúng.
Tuy nhà mới xây nhưng tường đã bị nứt, gạch lát sàn bị bong, cửa làm chưa được chắc chắn, trời mưa thì tường bị thấm, đường sá còn lầy lội…Đặc biệt, toàn bộ 81 căn đều chưa có nhà vệ sinh, trong khi Ủy ban nhân dân tỉnh đã bổ sung thêm cho mỗi nhà 8 triệu đồng để xây dựng nhà vệ sinh nhưng đến nay vẫn chưa thấy thi công….
Ông Pi Năng Hoàng, Chủ tịch UBND xã Phước Bình rất cương quyết khi nói rằng: “ Chúng tôi chỉ đồng ý để dân vào ở khi nào các căn nhà hoàn tất 100% với chất lượng đảm bảo theo như dự án đã nêu. Còn nếu chủ đầu tư (Chi cục Phát triển Nông thôn, Ninh Thuận) không khắc phục được thì chúng tôi cương quyết không ký biên bản nghiệm thu và không để dân vào ở vì sẽ không đảm bảo tính mạng người dân”.
Một dự án hàng chục tỷ đồng với mục đích đảm bảo tính mạng, tài sản cho bà con vùng sạt lở của xã vùng cao Phước Bình rõ ràng là một mục đích tốt đẹp. Vậy mà, khi công trình chưa được nghiệm thu thì người dân đã không chịu chấp nhận vì chất lượng nhà ở được xây dựng quá kém. Đề nghị UBND tỉnh Ninh Thuận nhanh chóng tiến hành kiểm tra và có chỉ đạo cho Chi Cục Phát triển Nông thôn Ninh Thuận khắc phục ngay những vấn đề nêu trên.
Theo Hải Anh (Báo giáo dục)
VIP

Bán nhà Mặt tiền đường Thiên Hộ Dương Bình Thạnh ngang 8m dài 8,5m 1 trệt 2 lầu.
6 tỷ 250 triệu- 68m2
Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0963141***
VIP

BÁN NHÀ NHỐ HXH –P.3, GÒ VẤP – SETUP SẴN, CHỈ CẦN DỌN VÀO Ở NGAY
Thương lượng- 360m2
Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0909741***
VIP

Bán shophouse Novaword Phan Thiết Mặt Tiền Biển Đẹp dãy Florida 1
7 tỷ 600 triệu- 120m2
Phan Thiết, Bình Thuận
Hôm nay
0917496***
VIP

Bảng giá ECO RETREAT Vốn chỉ từ 1,5 tỷ trong 24 tháng
5 tỷ 800 triệu- 88m2
Bến Lức, Long An
Hôm nay
0938168***
VIP

ECO RETREAT- RA MẮT GIỎ HÀNG GIÁ CỰC TỐT - THANH TOÁN 25% NHẬN NHÀ - 0902413541
6 tỷ 100 triệu- 120m2
Bến Lức, Long An
Hôm nay
0902413***
VIP

BÁN(1.000m2)ĐẤT MẶT TIỀN THỊ XÃ FULL THỔ CƯ,SHR, SAU LÒNG CHỢ, SÁT NHỰA 42M
475- 1000m2
Chơn Thành, Bình Phước
Hôm nay
0902312***
VIP

Với 80tr sở hữu căn hộ 2PN Fresia Riverside cạnh Aeon Mall Biên Hoà ngay Metro
1 tỷ 550 triệu- 53m2
Biên Hòa, Đồng Nai
Hôm nay
0942882***
VIP

Chính chủ cần bán gấp CC Đức Khải R7 gái 4,2 tỷ, 3 phòng ngủ, diện tích 94m²
4 tỷ 200 triệu- 94m2
Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0902899***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: tái định cư