Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
Vùng Tây Nguyên quy hoạch bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của 05 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
Mục tiêu quy hoạch đến năm 2050, vùng Tây Nguyên là vùng phát triển bền vững, có nền kinh tế xanh, tuần hoàn; hình thành các vùng sản xuất lớn về cây công nghiệp, cây ăn quả, rau hoa và trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước; hình thành một số khu du lịch chất lượng cao, điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.
Về ngành công nghiệp, vùng Tây Nguyên ưu tiên phát triển mạnh các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ, thân thiện môi trường gắn với lợi thế về nguồn nguyên liệu trong vùng.
Hình thành các khu, cụm công nghiệp chế biến sâu, cụm liên kết ngành gắn với các đô thị trung tâm và hành lang kinh tế; liên kết hiệu quả với công nghiệp tiểu vùng Trung Trung Bộ, tiểu vùng Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
Đồng thời, phát triển công nghiệp cơ khí phục vụ cho ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến nông lâm sản, khai thác chế biến khoáng sản, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn vùng...
Phát triển dịch vụ logicstics gắn với các trung tâm, hành lang kinh tế kết nối các hoạt động thương mại trong nội vùng, liên vùng và hỗ trợ phát triển các ngành sản xuất gắn với các thị trường trong nước và quốc tế.
Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa gắn với bảo tồn, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên; tăng cường kết nối và nâng cao chất lượng dịch vụ trong chuỗi giá trị sản phẩm du lịch đặc thù.
Kiến nghị đầu tư loạt cao tốc trước năm 2030 Để thúc đẩy kết nối giao thông, phát triển kinh tế khu vực Tây Nguyên, thời gian nhiều địa phương ở Tây Nguyên đã kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét sớm đầu tư loạt hạ tầng giao thông quan trọng, trong đó có việc đầu tư các tuyến cao tốc Bắc Nam phía Tây trước năm 2030. Theo Bộ GTVT, theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây qua các tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai gồm: đoạn Ngọc Hồi (Kon Tum) - Pleiku (Gia Lai) dài 90 km, quy mô 6 làn xe; đoạn Pleiku (Gia Lai) - Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) dài 160 km, quy mô 6 làn xe và đoạn Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) - Gia Nghĩa (Đắk Nông) dài 105 km, quy mô 6 làn xe; tiến trình đầu tư hai đoạn tuyến này là trước năm 2030. Hiện nay, khu vực Tây Nguyên hiện chỉ có tuyến cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột kết nối hai tỉnh Khánh Hòa và Đắk Lăk đã được khởi công xây dựng từ tháng 6/2023. Các dự án cao tốc khác đang được chuẩn bị đầu tư gồm Chơn Thành – Gia Nghĩa, Dầu Giây – Liên Khương. |
-
Thông tin về hai tuyến cao tốc mà Đắk Lắk muốn xây thêm trước năm 2030
Ngoài tuyến cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột đang được đầu tư xây dựng, từ nay đến trước năm 2030, tỉnh Đắk Lắk đề xuất ưu tiên đầu tư thêm 2 tuyến cao tốc mới có tổng chiều dài khoảng 265km.
-
Ngày mai (1/1/2025), Việt Nam chính thức có thêm 3 thành phố mới
Bước sang ngày đầu tiên của năm 2025, 1 thành phố trực thuộc Trung ương và 2 thành phố mới sẽ chính thức được thành lập.
-
Việt Nam sẽ có 5 đô thị tầm cỡ quốc tế vào năm 2050
Ngày 3/10, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị trực tuyến công bố Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với nhiều định hướng quan trọng.
-
Chính phủ thống nhất trình Quốc hội điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030
Chính phủ vừa ban Nghị quyết 149/NQ-CP ngày 23/9/2024 về việc xin chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.