Ông Đỗ Viết Chiến.
Một thời gian dài, chúng ta phát triển đô thị thiếu kiểm soát, có quá nhiều bất hợp lý. Vì thiếu công cụ quản lý nên thời gian vừa qua, các địa phương phát triển đô thị theo phong trào đầu tư dàn trải, không có trọng tâm trọng điểm dẫn đến lãng phí đất đai, lãng phí đầu tư và gây ra nhiều khó khăn trong quá trình quản lý. Bộ mặt đô thị vì vậy cũng rất manh mún, chắp vá.
Tình trạng khó khăn của bất động sản hiện nay có liên quan gì việc phát triển đô thị tràn lan, thưa ông?
Thực tế này có phần từ nguyên nhân đầu tư theo phong trào, không xuất phát từ nhu cầu thật sự của đô thị, phát triển đô thị thiếu quy hoạch và kế hoạch. Đúng ra là phải đi từ quy hoạch chung đến quy hoạch phân khu rồi mới đến chi tiết các dự án nhưng thực tế đã không như vậy. Nhiều người lý giải rất đơn giản là “dự án phù hợp quy hoạch”. Đúng là không sai với quy hoạch chung nhưng lại quên mất một điều là có những công trình ngày mai triển khai nhưng cũng có những khu vực vài chục năm sau mới được động đến nó!
Về kiểm soát dự án đô thị, Nghị định 11 yêu cầu phải có ban quản lý khu vực phát triển đô thị. Ông có thể nói rõ hơn về mô hình này?
Tiền kiểm sẽ thay cho hậu kiểm. Trước đây, dự án lập ra nhưng thiếu kiểm tra việc thực hiện theo quy hoạch, theo giấy phép, quy định sử dụng đất.
Nghị định 11 này yêu cầu hình thành ban quản lý khu vực phát triển đô thị. Đây là cơ quan sự nghiệp công lập do UBND cấp tỉnh thành lập ra để thực hiện đầu mối, giám sát các dự án theo quy hoạch được duyệt và thực hiện khớp nối hạ tầng ngoài hàng rào giữa các dự án, được quyền làm chủ đầu tư các dự án hạ tầng kỹ thuật khung theo vốn ngân sách.
Ban này cũng là cơ quan sẽ lập kế hoạch phát triển đô thị, thúc đẩy lập quy hoạch phân khu, công khai toàn bộ thông tin về quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển đô thị để các nhà đầu tư biết để tránh xin - cho.
Nghị định cũng tăng cường vai trò quản lý nhà nước về phát triển đô thị. Trước đây Nghị định 02 quy định dự án đô thị mới quy mô 200 ha mới phải báo cáo Thủ tướng thì nay chỉ 100 ha đã phải xin ý kiến Thủ tướng rồi. N
hững khu đô thị mới từ 20-100 ha phải có ý kiến của Bộ Xây dựng thống nhất trước khi địa phương phê duyệt. Bộ Xây dựng sẽ kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với phát triển dự án đô thị. Những dự án tái phát triển đô thị, bảo tồn tôn tạo đô thị đều phải có ý kiến của Bộ Xây dựng. Dự án đô thị hỗn hợp cũng được kiểm soát.
Vậy theo ông, xử lý ra sao với các dự án treo, bỏ hoang tràn lan hiện nay?
Khi xử lý các dự án treo, đô thị hoang, buộc phải có quy hoạch và kế hoạch đầu tư phát triển đô thị. Đô thị loại 1 và đô thị đặc biệt bắt buộc hình thành các khu vực như trên và đầu mối là các ban quản lý. Nếu dự án đã xây rồi mà phù hợp quy hoạch thì cho phép đưa vào sử dụng. Nếu dự án mới dừng lại ở việc giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng thì phải khớp nối được hạ tầng, phù hợp quy hoạch thì mới cho thực hiện. Với dạng dự án mới chỉ duyệt đồ án trên giấy nếu trái với quy hoạch thì phải dẹp bỏ. Trong một số trường hợp, dự án phải chuyển đổi chức năng để phù hợp với quy hoạch thì mới triển khai tiếp được.
Cảm ơn ông.
Phải mạnh tay với nhóm lợi ích đầu cơ Theo GS Tôn Gia Huyên (Hội Khoa học Đất Việt Nam), hình thức đầu tư bất động sản như mấy năm trước đây gây tác hại rất lớn. Các dự án đã biến hàng ngàn héc ta đất nông nghiệp thành những vùng đất bị băm vằm nham nhở rồi bỏ hoang, hàng nghìn tỷ đồng vốn đầu tư bị “chôn” vào đất. Tình trạng này chỉ có thể chấm dứt khi nào Nhà nước có chế tài đủ mạnh đối với những nhóm lợi ích đầu cơ vào đất đai. Nguyễn Tú |
-
Kêu trời vì đô thị bỏ hoang - Bài 2: Tràn lan dự án chôn tiền
Những đợt sốt nóng, cấp phép dự án tùy tiện đã để lại những hậu quả khó lường. Tại Bắc Ninh, Hà Nội, Hòa Bình, Vĩnh Phúc... hàng trăm dự án nhà ở, phát triển đô thị bỏ hoang tràn lan nhìn rất xót xa. Còn đại diện lãnh đạo nhiều tỉnh, thành chỉ biết lắc đầu than: “khó gỡ”!? <br/br>
-
Kêu trời vì đô thị bỏ hoang - Bài 1: Bi kịch tháo khoán cấp đất
Thị trường bất động sản khó khăn càng làm lộ rõ những yếu kém, tuỳ tiện trong quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng và bất động sản. Hàng trăm khu đô thị, dự án nhà ở bị “treo”, bỏ hoang gây hậu quả nhiều mặt không dễ khắc phục... <br/br>