Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư gồm 5 Chương và 32 Điều và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 14/1/2013. Theo đó, việc quản lý sử dụng nhà chung cư được thực hiện theo nguyên tắc tự quản. Việc huy động kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư và quản lý kinh phí này thực hiện theo nguyên tắc tự trang trải, công khai, minh bạch; mức đóng góp kính phí quản lý vận hành không vượt quá mức gia do UBND Thành phố quy định.
Đối với tất cả các nhà chung cư thuộc các dự án phát triển nhà ở để, nhà ở xã hội cho thuê, cho thuê mua… chỉ được đưa vào quản lý sử dụng, vận hành khi có đủ các điều kiện: Đã được chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu, bàn giao theo các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng; Đã được cấp giấy chứng nhận an toàn chịu lực và giấy chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng; Đã được chủ đầu tư tổ chức thẩm định và phê duyệt quy trình bảo trì nhà chung cư do nhà thầu thiết kế, nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình lập theo quy định.
Ngoài ra, nhà chung cư phải có Ban quản trị. Ban quản trị gồm đại diện các chủ sở hữu, người sử dụng và là người đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu và những người sử dụng trong quá trình sử dụng nhà chung cư. Trong thời hạn không quá 12 tháng, kể từ ngày nhà chung cư được đưa vào khai thác, sử dụng, chủ đầu tư có trách nhiệm chủ trì tổ chức Hội nghị các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư ...
Về kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư, được chủ đầu tư xác định theo giá dịch vụ nhà chung quy định tại Thông tư số 37/2009/TT-BXD của Bộ Xây dựng, trong đó phí trông giữ ôtô, xe đạp, xe máy được hạch toán riêng và được bù đắp vào chi phí quản lý vận hành nhà chung cư... Trong điều 32, điều khoản cuối cùng của quy chế đã nêu rõ: trong quá trình thực hiện quy chế trên, nếu có phát sinh vướng mắc, các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc quản lý sử dụng, vận hành nhà chung cư báo cáo bằng văn bản và đề xuất bổ sung, sửa đổi gửi về Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố xem xét.