Tờ trình nêu định hướng phát triển không gian tại các khu vực đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh, đô thị sinh thái, thị trấn và khu vực phát triển nông thôn (khu vực hành lang xanh); định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội, gồm định hướng quy hoạch 12 chuyên ngành, ngành, lĩnh vực đã được xác định tại Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô; định hướng bảo tồn di sản.
Đáng chú ý, tờ trình đã chỉ ra 8 tồn tại, hạn chế. Trong đó, nhận định: Là Thủ đô của quốc gia, là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nằm trong cấu trúc Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô, là hạt nhân vùng Đồng bằng sông Hồng, là đô thị đặc biệt, có cả khu vực nông thôn với khu vực hành lang xanh chiếm tỷ lệ lớn (khoảng 70%), nhưng thực tế, Thủ đô vẫn chưa thể phát huy hết vai trò, tiềm năng, thế mạnh tương xứng với vai trò, vị thế của Thủ đô.
Tại tờ trình, Ban Cán sự đảng UBND thành phố cũng nêu một số định hướng nghiên cứu điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô gắn với định hướng phát triển đô thị thành phố Hà Nội trên cơ sở tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.
Trong đó, sẽ nghiên cứu định hướng mô hình “Thành phố trong thành phố” tại khu vực phía Bắc và phía Tây thành phố; nghiên cứu định hướng cấu trúc không gian lấy trục sông Hồng là trục xanh làm trung tâm.
Thành phố cũng sẽ nghiên cứu định hướng phát triển đô thị hai bên trục đường Vành đai 4, phát triển đô thị 2 bên đường Vành đai 4 nhằm khai thác hiệu quả sử dụng đất, giá trị đất đai sau khi đầu tư xây dựng tuyến đường, tạo nguồn lực, động lực phát triển cho các địa phương có đề án thành lập quận trước mắt cũng như lâu dài.
Đáng chú ý, thành phố cũng sẽ nghiên cứu định hướng sân bay thứ hai cho vùng Thủ đô Hà Nội tại khu vực phía Nam thành phố Hà Nội. Bởi trên thực tế, vùng Thủ đô Hà Nội với diện tích 24.314,7km2, dân số khoảng 20 triệu người, có diện tích lớn hơn Vùng Thủ đô Tokyo (diện tích khoảng 14.000km2, dân số khoảng 38 triệu người) và lớn hơn Vùng Thủ đô Bangkok cả về diện tích và dân số (diện tích khoảng 7.762km2, dân số khoảng 16 triệu người), nhưng mới chỉ có 1 cảng hàng không quốc tế Nội Bài với công suất thiết kế khoảng 25 triệu hành khách/năm, thấp hơn nhiều so với thủ đô các nước khác trên thế giới, cả về số lượng lẫn công suất...
Thành phố cũng kiến nghị với Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quốc hội chỉ đạo tổ chức xây dựng và ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị về “Đô thị hóa, phát triển đô thị và phát triển kinh tế đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” theo các chủ trương, định hướng lớn về đô thị hóa, phát triển đô thị và kinh tế đô thị nêu trong các văn kiện của Đại hội lần thứ XIII của Đảng và tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030…
Trong đó, lấy chính người dân làm trung tâm, chất lượng sống làm cơ bản, giúp Thủ đô Hà Nội phát triển toàn diện, xứng đáng với vai trò là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, là đô thị đặc biệt, hạt nhân của vùng Đồng bằng sông Hồng.








-
Chính thức khởi công siêu cầu gần 20.000 tỷ, biểu tượng mới của Thủ đô
Sáng nay, 19/5, Hà Nội chính thức khởi công siêu dự án cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu, với tổng mức đầu tư lên tới gần 20.000 tỷ đồng. Đây là công trình trọng điểm được kỳ vọng không chỉ giải tỏa áp lực giao thông mà còn trở thành biểu tượng ki...
-
Hà Nội có thể vượt chỉ tiêu nhà ở xã hội năm 2025, hơn 4.700 căn sẵn sàng về đích
Năm 2025, Hà Nội có thể vượt chỉ tiêu hoàn thành nhà ở xã hội khi hơn 4.700 căn hộ từ 6 dự án đang trên đà về đích. Thông tin này được Bộ Xây dựng đưa ra sau đợt kiểm tra, đôn đốc triển khai nhà ở xã hội trên địa bàn Hà Nội mới đây....
-
Doanh nghiệp có Nghị quyết 68 như “nắng hạn gặp cơn mưa rào”
Sáng 18/5, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện hai Nghị quyết 66 và 68 của Bộ Chính trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dành thời gian lắng nghe, giải đáp một số vấn đề doanh nghiệp nêu....