Bộ trưởng Vũ Đức Đam: “Chắc chắn trong thời gian tới, những người có thu nhập trung bình sẽ được thụ hưởng nhiều hơn người giàu”.
Trả lời câu hỏi của báo giới “tại sao Chính phủ lại tập trung cứu doanh nghiệp bất động sản, trong khi số liệu thống kê cho thấy, số doanh nghiệp báo lãi vẫn chiếm gần 2/3”, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho hay, trong các văn bản của Chính phủ liên quan đến vấn đề này đều khẳng định, thị trường bất động sản hiện rất khó khăn.
Ngay từ đầu năm 2012, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát toàn bộ thực trạng doanh nghiệp và hiện Bộ này đã xây dựng được một hệ thống báo cáo đầy đủ về "sức khỏe" doanh nghiệp, được cập nhật định kỳ, thường xuyên.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã giao cho Bộ Xây dựng khảo sát thị trường bất động sản. Đặc biệt, trước khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 02, Thường trực Chính phủ và các bộ, ngành liên quan cùng các ngân hàng thương mại lớn đã làm việc với Tp.HCM và Hà Nội. Vì vậy, Nghị quyết 02 của Chính phủ với các giải pháp hỗ trợ thị trường được ban hành là dựa trên kết quả đánh giá khảo sát, ý kiến của các cơ quan chức năng, các địa phương, các ngân hàng, các hiệp hội bất động sản của hai thành phố.
Căn cứ vào thực trạng như vậy, Chính phủ đã đưa ra hàng loạt giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường và các doanh nghiệp bất động sản.
Tuy nhiên, Chính phủ cũng khẳng định rằng, các giải pháp đó không bao giờ chỉ tập trung cứu “người giàu”, mà là nhằm giúp Chính phủ điều hành nền kinh tế phát triển tốt hơn. Trong điều hành, Chính phủ luôn nhất quán ưu tiên các đối tượng khó khăn, dành nhiều công sức phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo.
Do đó, trong các giải pháp hỗ trợ thị trường bất động sản, Chính phủ xác định đây là một dịp để giúp người nghèo, những người có thu nhập trung bình mà trong điều kiện bình thường không thể mua được một căn hộ. Vì vậy, hỗ trợ người thu nhập thấp mua nhà là một ưu tiên hàng đầu trong điều hành của Chính phủ.
Với các giải pháp của Chính phủ “chắc chắn trong thời gian tới, những người có thu nhập trung bình sẽ được thụ hưởng nhiều hơn người giàu”, Bộ trưởng Đam cho hay.
Cũng theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, trong quá trình xây dựng các giải pháp hỗ trợ thị trường bất động sản, Chính phủ đã tính tới hai đặc điểm rất khác biệt của thị trường bất động sản Việt Nam so với các nước.
Thứ nhất, Việt Nam là nước đang phát triển, nên thị trường bất động sản gắn liền với nhiều ngành nghề như ngành xây dựng và ngành sản xuất, kinh doanh vật liệu, thiết bị xây dựng liên quan.
Thứ hai, ở nhiều nước, những người có thu nhập trung bình, trong đó có các đối tượng làm công ăn lương, lựa chọn thuê nhà là giải pháp đầu tiên cho bài toán nhà ở. Còn người Việt Nam có thói quen và tâm lý là muốn có nhà riêng trên mảnh đất của mình.
“Các đặc điểm đó đã được Chính phủ cân nhắc đến và các giải pháp cụ thể sắp tới về tài chính, đất đai, quy hoạch, xây dựng… đều nhằm mục tiêu tháo gỡ cho bất động sản và giúp những người khó khăn tiếp cận nhà ở, đồng thời phát triển các thiết chế xã hội như trường học, bệnh viện thông qua việc chuyển đổi công năng sử dụng của một số dự án bất động sản”, ông Vũ Đức Đam nói.
-
Thực tế còn “xấu” hơn… báo cáo
Theo thông tin mới nhất từ người phát ngôn Bộ Xây dựng - ông Đỗ Đức Duy, Chánh Văn phòng Bộ, số liệu tồn kho bất động sản (BĐS) do các địa phương báo cáo chưa phản ánh được tình hình thực tế. <br/br>
-
Đề nghị miễn tiền sử dụng đất cho người có nhiều nhà
Điều kiện: Tổng diện tích đất không vượt hạn mức giao đất ở.
-
Thông tin sai lệch về Nghị quyết 02: Không có chuyện “giải cứu” DN bất động sản
Thời gian qua, xuất hiện nhiều thông tin viện dẫn không đúng Nghị quyết 02 của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Các thông tin này cho rằng, trọng tâm Nghị quyết hướng vào “giải cứu” doanh nghiệp bất động sản, làm ấm thị trường này thông qua các hình thức như: cho doanh nghiệp bất động sản vay vốn ưu đãi, hỗ trợ gói kích cầu, nhất là khuyến khích các ngân hàng rót vốn vào thị trường này...