Mặc dù Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đã được công bố nhưng vấn đề quản lý sau quy hoạch để giữ "sắc xanh" trong bức tranh tổng thể vẫn là tâm điểm thu hút sự quan tâm của dư luận, nhất là khi tốc độ đô thị hóa nhanh đang khiến nhiều người e ngại không gian xanh ngày một bị thu hẹp.
Phát triển quy hoạch không gian xanh
Tại Đồ án Quy hoạch chung Hà Nội, không gian xanh của Thủ đô bao gồm: hành lang xanh, vành đai xanh dọc sông Nhuệ, các nêm xanh, công viên đô thị; trong đó, hành lang xanh gồm khu vực nông thôn, hệ thống sông hồ, đồi núi, rừng tự nhiên, vùng nông nghiệp… được bảo vệ nghiêm ngặt để trở thành khu hậu cần phục vụ đô thị, giữ gìn cảnh quan và đảm bảo môi trường sống.
Vành đai xanh dọc sông Nhuệ là vùng đệm cách biệt giữa khu vực nội đô mở rộng với khu vực đô thị mở rộng phía Nam sông Hồng. Các nêm xanh là vùng đệm xanh phân cách các khu đô thị mới dọc phía Đông tuyến đường vanh đai 4 và phía Bắc sông Hồng. Hệ thống công viên đô thị sẽ được tăng cường thông qua việc nâng cấp các không gian xanh hiện có và bổ sung thêm một phần quỹ đất trong các khu đất sau khi di dời các công sở, cơ sở sản xuất công nghiệp…
Riêng khu vực nội đô được ưu tiên xây dựng mới, hoàn thiện các công viên, vườn hoa và công viên giải trí hoặc theo chuyên đề như công viên lịch sử Cổ Loa, công viên văn hóa giải trí Hồ Tây, vườn thú, công viên Thống Nhất, Yên Sở, Mễ Trì… và công viên sinh thái gắn với hoạt động thể thao.
Cùng đó, hệ thống cây xanh tự nhiên tại các khu vực Sóc Sơn, Ba Vì, Hương Tích và hệ thống sông, hồ sẽ được kết nối. Tại các làng xóm hiện hữu, sự phát triển cũng được kiểm soát và xây dựng mới một số công trình công cộng ở quy mô nhỏ, thấp tầng gắn với đặc trưng sinh thái cây xanh và mặt nước Cổ Loa, sông Thiếp, đầm Vân Trì.
Đặc biệt, để giữ không gian mặt nước, Hà Nội phải khôi phục hệ thống sông, hồ, đầm nước nhằm cân bằng môi trường sinh thái, tăng cường khả năng tiêu thoát nước đô thị, phát huy giao thông thủy và hoạt động du lịch, vui chơi giải trí; đồng thời thiết lập các tuyến hành lang bảo vệ sông, hồ, đập thủy lợi.
Lấy khu vực hai bên sông Hồng là trục không gian cảnh quan trung tâm của thủ đô, không gian cảnh quan sinh thái bảo vệ môi trường sinh học dọc các tuyến sông cũng sẽ được quy hoạch nối kết với các không gian xanh, các trung tâm văn hóa, kinh tế, xã hội lớn của thành phố và khu vực nội đô lịch sử để tạo ra các đặc trưng riêng.
Phụ thuộc vào quản lý sau quy hoạch
Trong quá trình triển khai thực hiện cũng như khi công bố Đồ án Quy hoạch chung Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn luôn nhấn mạnh, hành lang xanh là ý tưởng quan trọng của Quy hoạch chung Hà Nội nhằm đảm bảo giúp Thủ đô phát triển cân bằng và bền vững.
Hành lang xanh còn được đưa ra để bảo tồn và tạo thế ổn định cho các vùng nông nghiệp-nông thôn, vùng đa dạng sinh học, di tích tôn giáo và hệ thống làng xóm, làng nghề, hệ thống sông hồ, mặt nước, hệ thống công viên cây xanh ven đô của Hà Nội.
Bởi vậy, Quy hoạch chung bố trí các nêm xanh, các vành đai xanh để giới hạn các khu vực phát triển đô thị lan tỏa và tăng chỉ tiêu cây xanh tại đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh đạt 12-15 m2/người. Vì vậy, cùng với Quy hoạch chung được ban hành, các tiêu chí cụ thể để đảm bảo không gian xanh cho Thủ đô đều được cân nhắc.
Về vành đai xanh sông Nhuệ, Thủ tướng Chính phủ đã có thông báo phân ra làm ba loại rõ ràng gồm: Làng xóm, trường học, trạm xá của dân cư hiện hữu; các dự án đang triển khai ở mức độ gần hoàn thiện và các dự án chưa triển khai. Đặc biệt, những dự án chưa triển khai thì sẽ nhanh chóng phân định rõ thêm giữa dự án đã đền bù giải phóng mặt bằng, thực hiện thuế, thu nhập tài chính với những dự án vẫn “án binh bất động” để có phương án xử lý khác nhau, Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn nhấn mạnh.
Trước những lo lắng về không gian xanh của đồ án có thể “vẽ đè” lên những khu dân cư nông thôn, cụm đô thị hiện hữu, Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn cho hay: Theo khảo sát, các dự án nằm trong hành lang xanh không nhiều.
Tuy nhiên, những dự án làm đô thị sinh thái thì vẫn có thể chấp nhận được vì hành lang xanh không có nghĩa là không được xây dựng mà chỉ cần hạn chế tối đa xây dựng công trình cao tầng. Bởi vậy, việc triển khai các dự án trong vành đai sông Nhuệ sẽ phụ thuộc vào quy hoạch phân khu do Thành phố Hà Nội sẽ nghiên cứu và công bố sau này với sự phối hợp của Bộ Xây dựng.
Sắc xanh lan tỏa và kết nối
Theo ý kiến của Viện trưởng Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội Lã Thị Kim Ngân, Quy hoạch chung Hà Nội xác định vành đai xanh sông Nhuệ nhưng không có nghĩa là trong vành đai xanh không có các hoạt động giao lưu, đi lại của dân cư hiện có. Sắc xanh không chỉ là điểm thu hút đặc biệt mà còn có sức lan tỏa và tạo kết nối trong đô thị.
Bởi vậy, Quy hoạch chung đã xác định mạng đường cấp khu vực, cấp thành phố cắt qua vành đai xanh nhằm gắn kết các khu phát triển đô thị dọc hai bên của vành đai xanh. Đối với mạng đường cấp hạng nhỏ hơn trong vành đai xanh sẽ được tiếp tục nghiên cứu xác định ở giai đoạn quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết. Nguyên tắc chính khi nghiên cứu xác định mạng đường trong quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết trong khu vực này sẽ là đảm bảo đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân đang sinh sống trong vành đai xanh.
Mạng lưới giao thông sẽ tận dụng tối đa các đường liên huyện, liên xã hiện có; đồng thời tạo điều kiện để cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho các khu vực dân cư, làng xóm hiện có trong vành đai xanh. Khi sử dụng đất tại vành đai xanh phải đảm bảo tính liên tục của không gian xanh, mặt nước và dành ưu tiên quỹ đất phát triển hệ thống không gian cây xanh, công viên quảng trường, các tiện ích công cộng, thể dục thể thao, giải trí, đào tạo, y tế cấp cơ sở.
Bên cạnh đó, kế thừa quy hoạch cơ bản phát triển sông Hồng đoạn qua Hà Nội do Thành phố Hà Nội tổ chức nghiên cứu, Quy hoạch chung Hà Nội cũng đã định hướng tiếp tục nghiên cứu phát triển đồng bộ hai hên đoạn tuyến chảy qua Thủ đô.
Đây là vị trí có ảnh hướng lớn tới trục không gian cảnh quan văn hóa-đô thị Hồ Tây-Cổ Loa. Vì vậy, dọc tuyến sông Hồng, phần đất đoạn tuyến đi qua Tứ Liên sẽ không xây dựng công trình cao tầng làm ảnh hướng tới trục cảnh quan kết nối Hồ Tây-Cổ Loa.
Bức tranh quy hoạch tổng thể về Thủ đô với tầm nhìn dài hạn đã hoàn tất. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt là phải quản lý tốt được quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch thì bức tranh này trở nên ý nghĩa hơn, trong đó có phần không nhỏ là giữ không gian xanh cho Thủ đô theo đúng ý tưởng “Xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành thành phố xanh-văn hiến-văn minh-hiện đại”./.
Tại Đồ án Quy hoạch chung Hà Nội, không gian xanh của Thủ đô bao gồm: hành lang xanh, vành đai xanh dọc sông Nhuệ, các nêm xanh, công viên đô thị; trong đó, hành lang xanh gồm khu vực nông thôn, hệ thống sông hồ, đồi núi, rừng tự nhiên, vùng nông nghiệp… được bảo vệ nghiêm ngặt để trở thành khu hậu cần phục vụ đô thị, giữ gìn cảnh quan và đảm bảo môi trường sống.
Vành đai xanh dọc sông Nhuệ là vùng đệm cách biệt giữa khu vực nội đô mở rộng với khu vực đô thị mở rộng phía Nam sông Hồng. Các nêm xanh là vùng đệm xanh phân cách các khu đô thị mới dọc phía Đông tuyến đường vanh đai 4 và phía Bắc sông Hồng. Hệ thống công viên đô thị sẽ được tăng cường thông qua việc nâng cấp các không gian xanh hiện có và bổ sung thêm một phần quỹ đất trong các khu đất sau khi di dời các công sở, cơ sở sản xuất công nghiệp…
Riêng khu vực nội đô được ưu tiên xây dựng mới, hoàn thiện các công viên, vườn hoa và công viên giải trí hoặc theo chuyên đề như công viên lịch sử Cổ Loa, công viên văn hóa giải trí Hồ Tây, vườn thú, công viên Thống Nhất, Yên Sở, Mễ Trì… và công viên sinh thái gắn với hoạt động thể thao.
Cùng đó, hệ thống cây xanh tự nhiên tại các khu vực Sóc Sơn, Ba Vì, Hương Tích và hệ thống sông, hồ sẽ được kết nối. Tại các làng xóm hiện hữu, sự phát triển cũng được kiểm soát và xây dựng mới một số công trình công cộng ở quy mô nhỏ, thấp tầng gắn với đặc trưng sinh thái cây xanh và mặt nước Cổ Loa, sông Thiếp, đầm Vân Trì.
Đặc biệt, để giữ không gian mặt nước, Hà Nội phải khôi phục hệ thống sông, hồ, đầm nước nhằm cân bằng môi trường sinh thái, tăng cường khả năng tiêu thoát nước đô thị, phát huy giao thông thủy và hoạt động du lịch, vui chơi giải trí; đồng thời thiết lập các tuyến hành lang bảo vệ sông, hồ, đập thủy lợi.
Lấy khu vực hai bên sông Hồng là trục không gian cảnh quan trung tâm của thủ đô, không gian cảnh quan sinh thái bảo vệ môi trường sinh học dọc các tuyến sông cũng sẽ được quy hoạch nối kết với các không gian xanh, các trung tâm văn hóa, kinh tế, xã hội lớn của thành phố và khu vực nội đô lịch sử để tạo ra các đặc trưng riêng.
Phụ thuộc vào quản lý sau quy hoạch
Trong quá trình triển khai thực hiện cũng như khi công bố Đồ án Quy hoạch chung Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn luôn nhấn mạnh, hành lang xanh là ý tưởng quan trọng của Quy hoạch chung Hà Nội nhằm đảm bảo giúp Thủ đô phát triển cân bằng và bền vững.
Hành lang xanh còn được đưa ra để bảo tồn và tạo thế ổn định cho các vùng nông nghiệp-nông thôn, vùng đa dạng sinh học, di tích tôn giáo và hệ thống làng xóm, làng nghề, hệ thống sông hồ, mặt nước, hệ thống công viên cây xanh ven đô của Hà Nội.
Bởi vậy, Quy hoạch chung bố trí các nêm xanh, các vành đai xanh để giới hạn các khu vực phát triển đô thị lan tỏa và tăng chỉ tiêu cây xanh tại đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh đạt 12-15 m2/người. Vì vậy, cùng với Quy hoạch chung được ban hành, các tiêu chí cụ thể để đảm bảo không gian xanh cho Thủ đô đều được cân nhắc.
Về vành đai xanh sông Nhuệ, Thủ tướng Chính phủ đã có thông báo phân ra làm ba loại rõ ràng gồm: Làng xóm, trường học, trạm xá của dân cư hiện hữu; các dự án đang triển khai ở mức độ gần hoàn thiện và các dự án chưa triển khai. Đặc biệt, những dự án chưa triển khai thì sẽ nhanh chóng phân định rõ thêm giữa dự án đã đền bù giải phóng mặt bằng, thực hiện thuế, thu nhập tài chính với những dự án vẫn “án binh bất động” để có phương án xử lý khác nhau, Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn nhấn mạnh.
Trước những lo lắng về không gian xanh của đồ án có thể “vẽ đè” lên những khu dân cư nông thôn, cụm đô thị hiện hữu, Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn cho hay: Theo khảo sát, các dự án nằm trong hành lang xanh không nhiều.
Tuy nhiên, những dự án làm đô thị sinh thái thì vẫn có thể chấp nhận được vì hành lang xanh không có nghĩa là không được xây dựng mà chỉ cần hạn chế tối đa xây dựng công trình cao tầng. Bởi vậy, việc triển khai các dự án trong vành đai sông Nhuệ sẽ phụ thuộc vào quy hoạch phân khu do Thành phố Hà Nội sẽ nghiên cứu và công bố sau này với sự phối hợp của Bộ Xây dựng.
Sắc xanh lan tỏa và kết nối
Theo ý kiến của Viện trưởng Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội Lã Thị Kim Ngân, Quy hoạch chung Hà Nội xác định vành đai xanh sông Nhuệ nhưng không có nghĩa là trong vành đai xanh không có các hoạt động giao lưu, đi lại của dân cư hiện có. Sắc xanh không chỉ là điểm thu hút đặc biệt mà còn có sức lan tỏa và tạo kết nối trong đô thị.
Bởi vậy, Quy hoạch chung đã xác định mạng đường cấp khu vực, cấp thành phố cắt qua vành đai xanh nhằm gắn kết các khu phát triển đô thị dọc hai bên của vành đai xanh. Đối với mạng đường cấp hạng nhỏ hơn trong vành đai xanh sẽ được tiếp tục nghiên cứu xác định ở giai đoạn quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết. Nguyên tắc chính khi nghiên cứu xác định mạng đường trong quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết trong khu vực này sẽ là đảm bảo đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân đang sinh sống trong vành đai xanh.
Mạng lưới giao thông sẽ tận dụng tối đa các đường liên huyện, liên xã hiện có; đồng thời tạo điều kiện để cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho các khu vực dân cư, làng xóm hiện có trong vành đai xanh. Khi sử dụng đất tại vành đai xanh phải đảm bảo tính liên tục của không gian xanh, mặt nước và dành ưu tiên quỹ đất phát triển hệ thống không gian cây xanh, công viên quảng trường, các tiện ích công cộng, thể dục thể thao, giải trí, đào tạo, y tế cấp cơ sở.
Bên cạnh đó, kế thừa quy hoạch cơ bản phát triển sông Hồng đoạn qua Hà Nội do Thành phố Hà Nội tổ chức nghiên cứu, Quy hoạch chung Hà Nội cũng đã định hướng tiếp tục nghiên cứu phát triển đồng bộ hai hên đoạn tuyến chảy qua Thủ đô.
Đây là vị trí có ảnh hướng lớn tới trục không gian cảnh quan văn hóa-đô thị Hồ Tây-Cổ Loa. Vì vậy, dọc tuyến sông Hồng, phần đất đoạn tuyến đi qua Tứ Liên sẽ không xây dựng công trình cao tầng làm ảnh hướng tới trục cảnh quan kết nối Hồ Tây-Cổ Loa.
Bức tranh quy hoạch tổng thể về Thủ đô với tầm nhìn dài hạn đã hoàn tất. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt là phải quản lý tốt được quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch thì bức tranh này trở nên ý nghĩa hơn, trong đó có phần không nhỏ là giữ không gian xanh cho Thủ đô theo đúng ý tưởng “Xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành thành phố xanh-văn hiến-văn minh-hiện đại”./.
Theo Thu Hằng (TTXVN/Vietnam+)
VIP
Nhà giá rẻ Quận 10 P.12 Cao Thắng ngang 9m dài 6m 1 trệt 2 lầu HC đủ.
5 tỷ 600 triệu- 54m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0911194***
VIP
Bán lô đất 69,3m2 Hoàng Diệu, gần ra mặt tiền đường số. Không quy hoạch. 4,2 tỷ
4 tỷ 200 triệu- 69m2
Quận 4, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0906782***
VIP
Cần tiền bán lô đất mặt tiền đường dự án Lê Phong Bình Chuẩn, sổ riêng, c/chủ
2 tỷ 300 triệu- 67.3m2
Thuận An, Bình Dương
Hôm nay
0986836***
VIP
Bán đất đường Đông Thành-Hóa Thành 1,TX. Bình Minh
310 triệu- 98.1m2
Bình Minh, Vĩnh Long
Hôm nay
0907247***
VIP
Bán shophouse Novaword Phan Thiết Mặt Tiền Biển Đẹp dãy Florida 1
7 tỷ 600 triệu- 120m2
Phan Thiết, Bình Thuận
Hôm nay
0917496***
VIP
BÁN GẤP 10X40=400M2 ĐẤT GẦN KCN SHR GIÁ 195 TRIỆU BAO MỌI PHÍ SANG TÊN
195 triệu- 400m2
Chơn Thành, Bình Phước
Hôm nay
0938889***
VIP
Nhà gần chợ Bình An, làng đại học Quốc gia HCM, đường ô tô thông, 1074 Dĩ An
3 tỷ 300 triệu- 60m2
Dĩ An, Bình Dương
Hôm nay
0982882***
VIP
Suất nội bộ giá chỉ từ 6,3tỷ, thanh toán chỉ 289tr/6 tháng duy nhất tại đây
125 triệu- 76m2
Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0962930***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.