Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, dữ liệu từ 94 sàn giao dịch, trong 11 tháng năm 2012, Hà Nội có hơn 1.800 giao dịch thành công với tổng giá trị gần 6.200 tỷ đồng. Hiện có trên 50% sàn giao dịch bất động sản tạm dừng hoặc không có giao dịch. Tại TP Hồ Chí Minh, lượng giao dịch thành công không nhiều. Giá thị trường giảm trên hầu hết các phân khúc từ 5 đến 50%. Bởi vậy, giải cứu thị trường bất động sản không chỉ là gỡ khó cho riêng doanh nghiệp bất động sản mà còn cho các doanh nghiệp xây dựng, vật liệu xây dựng, ngân hàng và người có nhu cầu mua nhà, nhìn rộng ra là toàn bộ nền kinh tế. Thị trường bất động sản hoạt động phải đáp ứng được khả năng thanh toán của nền kinh tế. Điểm mới của nhóm giải pháp này là gắn tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản với thực hiện chiến lược quốc gia về nhà ở. Theo đó nhà ở sẽ được chia thành 2 loại thị trường: nhà ở thị trường hàng hóa và nhà ở phi hàng hóa. Đồng thời gắn tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản với phát triển nhà ở xã hội.
Nguồn: bantinnhadat.vn |
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tồn kho các dự án phát triển nhà ở khoảng 42.250 căn nhà, 92.800m2 sàn văn phòng cho thuê, 98.400m2 trung tâm thương mại, gần 8 triệu m2 đất nền, gần 2 triệu m2 đất thương mại. Bộ Xây dựng ước tính giá trị tổng lượng vốn tồn kho khoảng gần 112.000 tỷ đồng. Đó là chưa kể số dự án đang giao dịch dở dang thì bị ngừng trệ do nhiều nguyên nhân. Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho rằng, các địa phương cũng cần chịu trách nhiệm khi hơn 3.000 dự án bất động sản hiện nay hầu hết do các địa phương tự quyết định, chịu trách nhiệm. Chỉ 34/3000 (quy mô trên 200ha) dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ. Xung quanh những yếu kém về quy hoạch, dự báo…
Theo Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp Đỗ Văn Đương, giải pháp tháo gỡ tồn kho của thị trường bất động sản hiện mới chỉ là liều thuốc đông y. Thuốc ngấm từ từ, chầm chậm, kéo dài, trong khi đó cơ thể lại đang ốm yếu thì hiệu quả không cao. Một số giải pháp được ông Đương đánh giá là liều thuốc tây y như chia nhỏ căn hộ, phát triển nhà ở xã hội… nhưng mới chỉ đáp ứng được một phân khúc nhà ở cho người thu nhập thấp, không đủ sức để giải cứu thị trường bất động sản.
Có thể thấy rằng, việc tồn kho nợ xấu của thị trường bất động sản cũng là do có ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, nếu chỉ tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh bất động sản, không quan tâm nhiều đến người có nhu cầu mua nhà ở thực sự, thì vẫn chỉ giải quyết được phần ngọn, và thị trường quay lại trạng thái đầu cơ như trước đây.
-
Bất động sản (BĐS) lại khiến người ta phải giật mình. Chỉ có điều là không phải vì những con số thua lỗ, nợ nần hay phá sản mà giật mình bởi số doanh nghiệp BĐS ăn nên làm ra trong thời buổi được xem là khó khăn chưa từng thấy đối với giới này.
-
Năm 2013: Năm của thị trường căn hộ phổ thông
Hàng loạt NH đang vào cuộc hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ vốn cho người có thu nhập thấp mua nhà là một tín hiệu đáng mừng và được mong đợi như một giải pháp dần hâm nóng thị trường BĐS năm 2013.
-
CafeLand – Trong phiên điều trần trước Uỷ ban Kinh tế Quốc hội sáng 24/1, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã có buổi chất vấn khá quyết liệt với các đại biểu. Qua đó đã phơi bày một thực tế, mặc dù Chính phủ đã quyết tâm bắt bệnh, kê đơn nhưng toàn cảnh của cuộc chiến giải cứu bất động sản vẫn như một tô canh hẹ rối rắm… <br/br>