Trên cơ sở thực trạng khiếu kiện ấy, nhiều ĐB đề xuất các giải pháp tháo gỡ. Những giải pháp này chủ yếu là: Bổ sung những điểm chưa phù hợp của Luật Đất đai đảm bảo hài hòa các mục đích của nhà nước, của người sử dụng đất và của người có đất bị thu hồi. Chính phủ cần đẩy mạnh công tác xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cùng với đó, mỗi địa phương cần có quy hoạch chi tiết kế hoạch sử dụng đất công khai để nhân dân biết, tạo tâm lý ổn định trong đầu tư xây dựng. Thêm vào đó, các cấp, các ngành tăng cường công tác kiểm tra giám sát, xử nghiêm việc thực hiện các quy định về quản lý đất đai, quản lý tài nguyên đất tránh tình trạng lấn chiếm đất công, sử dụng đất sai mục đích, cấp đất trái thẩm quyền và tích cực thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cùng đó phải nâng cao chất lượng công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân, tăng cường công tác đối thoại với dân, công tác hòa giải ở cơ sở liên quan đến tranh chấp đất đai. "Gắn trách nhiệm người đứng đầu các cấp, các ngành trong việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai.”- ĐB Huỳnh Văn Tiếp đề xuất.
Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh Tập trung giải quyết 528 vụ việc khiếu kiện kéo dài Từ tháng 6 đến tháng 10-2012 Thanh tra chính phủ cùng các bộ ngành đã thành lập 28 tổ công tác làm việc với 53 tỉnh thành phố. Đến cuối năm 2011 có 9 tỉnh thành phố báo cáo không có khiếu kiện kéo dài. Trên cơ sở rà soát 528 vụ việc tồn đọng kéo dài có 509 vụ khiếu nại, 19 vụ tố cáo. Những vụ khiếu kiện kéo dài liên quan đến đất đai chiếm gần 80%. Trong 528 vụ việc này có những vụ việc kéo dài đến 30 năm. Tính đến 30 -10 các tổ công tác và địa phương rà soát 513 vụ việc trên 528 vụ việc tính chất mức độ rất khó khăn, nhiều vụ việc chồng chéo khiếu kiện nhiều lần. Nguyên nhân đó là xét trách nhiệm của một số nơi chưa đầy đủ về mặt trách nhiệm, vừa qua còn có chuyện đùn đảy né tránh không giải quyết đến nơi đến chốn gây bức xúc cho người khiếu kiện và bức xúc cho cả xã hội. Cùng với đó hồ sơ pháp lý không đầy đủ, vụ việc giải quyết đã hết thẩm quyền nhưng dân vẫn khiếu kiện do chính sách bồi hoàn hay một số bà con bị kích động dẫn đến khiếu kiện vượt cấp. Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cũng kiến nghị các đoàn đại biểu Quốc hội các địa phương, đại biểu Quốc hội cần tích cực tham gia để tạo sự đồng thuận và tiếng nói chung khi tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo ở địa phương. Cùng với đó Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội thường xuyên tổ chức các hoạt động giám sát chuyên đề về khiếu nại tố cáo để hoạt động này đạt hiệu quả hơn. "Tại kỳ họp sau khi giám sát này đề nghị Quốc hội ra nghị quyết về các giải pháp cụ thể về những vấn đề như chuyển đơn lòng vòng, quy định trách nhiệm các cơ quan nhà nước, việc thông báo công khai chấm dứt khiếu nai, chấm dứt thụ lý, trách nhiệm người đứng đầu trong giải quyết, chính sách đào tạo cán bộ trong thụ lý giải quyết các khiếu nại. Chính phủ cũng đề nghị Quốc hội có cơ chế chính sách pháp luật mang tính tổng thể trong giải quyết những vụ việc này cũng như lâu dài để giải quyết vấn đề khiếu nại tố cáo.” Ông Tranh nói. |
-
Đa sở hữu đất đai “sẽ cởi trói được nhiều vấn đề”
Nếu không kịp đưa vào lần sửa đổi này, vấn đề đa dạng hóa sở hữu đất đai vẫn cần phải được tiếp tục xem xét, nghiên cứu mới hy vọng giải quyết được tối đa mâu thuẫn, khiếu kiện và tranh chấp đất đai.<br/br>
-
Giảm sự can thiệp của chính quyền
Ở Hà Nội, tuyến Kim Liên - Ô Chợ Dừa từng được mệnh danh là con đường “đắt nhất hành tinh”, với bình quân 1,1 tỉ đồng/m đường, trong đó chi phí bồi thường chiếm 80% tổng kinh phí dự án. Nhưng đây cũng là dự án điển hình của khiếu kiện đông người phức tạp, kéo dài kể cả sau khi dự án đã kết thúc nhiều năm.
-
Dự luật Đất đai cần bám sát theo Nghị quyết T.Ư 6
Trao đổi với Thanh Niên bên hành lang kỳ họp QH chiều qua, 7.11, TS Lê Minh Thông (ảnh), Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH cho rằng, một trong những quan điểm mới của Nghị quyết T.Ư 6 lần này là thu hẹp các đối tượng được giao đất và mở rộng đối tượng được thuê đất.<br/br>