Ảnh minh hoạ
8 nội dung chi phí trong bảo trì công trình
Về nội dung chi trong quy trình bảo trì công trình
xây dựng, dự thảo đề xuất: Chi phí bảo trì công trình xây dựng là mức
chi phí cần thiết để hoàn thành một số hoặc toàn bộ các nội dung công
việc thuộc phạm vi quy trình bảo trì công trình xây dựng, đảm bảo tính
đúng, tính đủ và phù hợp với nội dung trong quy trình bảo trì công trình
đã được quy định.
8 nội dung các khoản mục chi phí bao gồm: 1. Chi phí lập, thẩm tra quy trình bảo trì công trình; 2. Chi phí lập kế hoạch bảo trì công trình (bao gồm cả chi phí lập và thẩm định chi phí bảo trì công trình); 3. Chi phí kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ và đột xuất; 4. Chi phí quan trắc công trình đối với các công trình có yêu cầu quan trắc; 5. Chi phí bảo dưỡng công trình; 6. Chi phí kiểm định chất lượng công trình khi cần thiết; 7. Chi phí sửa chữa công trình định kỳ và đột xuất; 8. Chi phí lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình.
Chi phí bảo trì công trình được tính theo 2 phương
pháp lập dự toán theo khối lượng và đơn giá và phương pháp xác định theo
định mức tỷ lệ %.
Quản lý chi phí bảo trì công trình
Về quản lý chi phí bảo trì công trình, Dự thảo quy
định: Đối với chi phí kiểm tra công trình, bảo dưỡng công trình, quan
trắc công trình, kiểm định chất lượng công trình thì việc lập, thẩm định
hoặc thẩm tra và phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và
các quy định về quản lý đầu tư xây dựng công trình.
Trong trường hợp chi phí sửa chữa công trình, thiết bị sử dụng ngân sách Nhà nước có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên thì phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc lập dự án đầu tư xây dựng. Chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền có trách nhiệm tổ chức lập, trình thẩm định và phê duyệt theo các quy định về quản lý đầu tư xây dựng công trình.
Ngoài ra, Dự thảo cũng khuyến khích các công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn khác áp dụng quy định này để áp dụng vào hoạt động lập dự toán chi phí bảo trì công trình xây dựng của đơn vị.