Nhiều quy định trong Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi chưa thực sự phù hợp với cuộc sống
Về qui định cấp qui hoạch, điều 35 của Dự thảo Luật qui định về qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đã bỏ thẩm quyền qui hoạch của cấp xã (chỉ còn có 3 cấp: cấp quốc gia, tỉnh và huyện), trong khi đó cấp xã là cấp cơ sở, trực tiếp theo dõi, quản lý đất đai, nếu bỏ thẩm quyền qui hoạch của cấp xã thì việc qui hoạch đất đai là rất khó thực hiện được trên thực tế. Đề nghị nên giữ nguyên như điều 25 của Luật Đất đai hiện hành, gồm có 4 cấp qui hoạch: cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
Về thẩm quyền giao đất và thu hồi đất, điểm c, khoản 1, điều 57 của Dự thảo qui định: Chủ tịch UBND tỉnh có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Quy định như trên phù hợp với tính chất của việc giao đất là đối tượng người nước ngoài.
Tuy nhiên, tại điểm b, khoản 2 điều 65 về thu hồi đất lại qui định: Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền thu hồi đất của người Việt Nam định ở nước ngoài thuộc đối tượng sở hữu nhà ở gắn liền quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Qui định trên có sự mâu thuẫn nhau, không phù hợp với nguyên tắc về giao đất và thu hồi đất. Theo nguyên tắc chung thì cơ quan, cá nhân nào có thẩm quyền giao đất thì cơ quan, cá nhân đó mới có thẩm quyền thu hồi đất. Đề nghị Dự thảo Luật Đất đai cần qui định lại cho phù hợp, nhằm thống nhất trong việc quản lý đất đai.
Về giao đất để sử dụng vào mục đích khác, khoản 2 điều 50 của Dự thảo qui định: “Trường hợp giao đất, cho thuê đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để sử dụng vào mục đích khác thì ngoài căn cứ qui định tại khoản 1 điều này còn phải có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ”.
Chúng tôi đề nghị khoản 2 điều 50 của Dự thảo Luật tách ra và phân cấp như sau: “Trường hợp giao đất, cho thuê đất trồng lúa vào mục đích khác thì ngoài căn cứ qui định tại khoản 1 điều này phải có sự đồng ý của Chủ tịch UBND cấp tỉnh trên cơ sở phù hợp với qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương”; đối với “trường hợp giao đất, cho thuê đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để sử dụng vào mục đích khác thì ngoài căn cứ qui định tại khoản 1 điều này còn phải có văn bản chấp thuận của “Bộ Tài nguyên và Môi trường”.
Phương án này sẽ là phù hợp hơn, vì Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quản lý nhà nước về đất đai trong toàn quốc, không nên qui định phải có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
Về thu tiền thuê đất, điểm a, khoản 2, điều 55 của Dự thảo quy định “thu tiền thuê đất đối với tổ chức sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp”. Đề nghị không nên qui định thu tiền công trình của đơn vị sự nghiệp, vì trong các tổ chức sự nghiệp nhiều đơn vị chỉ hoạt động công ích, phục vụ cho các mục tiêu xã hội, không có thu tiền.
-
30.000 tỷ đồng không cứu được bất động sản
CafeLand - Suốt mấy ngày qua thông tin về thị trường bất động sản trở nên sôi động khi Ngân hàng nhà nước (NHNN) công bố dự thảo thông tư về quy định cho vay hỗ trợ mua nhà theo Nghị quyết số 02 của Chính phủ. Đây có lẽ là thông tin được giới bất động sản kỳ vọng nhất từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên, xem ra 30.000 tỷ đồng chỉ như muối bỏ bể và không thể cứu bất động sản. <br/br>
-
Thành ủy Hà Nội tìm ra hàng loạt sai phạm tại biệt thự Ba Vì
Kết quả kiểm tra của Thành ủy Hà Nội khẳng định, đất sử dụng xây biệt thự tại Yên Bài và Vân Hòa là đất lâm nghiệp và chưa được chuyển đổi thành đất ở theo đúng quy định của pháp luật. <br/br>
-
Đó là khái niệm được nhiều chuyên gia, luật sư, doanh nghiệp đề xuất sử dụng tại buổi hội thảo góp ý dự thảo luật Đất đai sửa đổi do Bộ Tài nguyên - Môi trường, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam tổ chức ngày 20.3.