Đó là khái niệm được nhiều chuyên gia, luật sư, doanh nghiệp đề xuất sử dụng tại buổi hội thảo góp ý dự thảo luật Đất đai sửa đổi do Bộ Tài nguyên - Môi trường, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam tổ chức ngày 20.3.

Các chuyên gia cho rằng hiện nay vẫn còn nhập nhằng giữa quyền sử dụng và quyền sở hữu đất. Vì thế, nếu không minh định, tách bạch rõ ràng sẽ khiến người dân bị thiệt thòi, cán bộ lạm quyền, khiến khiếu kiện về đất đai gia tăng. Để được sử dụng đất ổn định, lâu dài, người dân đã phải đóng tiền sử dụng đất, các loại thuế. Nay nhà nước thực hiện dự án lại ra quyết định thu hồi nhà, đất của người dân, chưa nói đến việc áp giá đền bù quá thấp đã gây bức xúc cho người dân. Luật sư (LS) Nguyễn Thị Cam, Công ty tư vấn địa ốc DLF, cho rằng do người dân đã phải bỏ tiền ra để mua lại quyền sử dụng, khai thác đất nên trong thời gian người dân đang sử dụng theo quy định của pháp luật mà nhà nước có nhu cầu sử dụng đất thì nhà nước phải mua lại quyền đó.

Đối với quy định “sau khi có quyết định thu hồi đất và phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan nhà nước xét duyệt, được công bố công khai, có hiệu lực thi hành, người dân bị thu hồi đất phải chấp hành quyết định thu hồi đất”, LS Phan Thông Anh, Ủy viên Ban Thường vụ Liên đoàn LS VN, cho rằng chưa ổn. Ông kiến nghị: “Quy định này có vẻ như nhà nước giúp cho các nhà đầu tư dự án ép người dân bị thu hồi đất quá. Cần cân nhắc thấu đáo hơn khi thời điểm người bị thu hồi đất phải chấp hành quyết định thu hồi đất lại sát với thời điểm cơ quan nhà nước chuẩn bị cưỡng chế giải tỏa thu hồi đất của dân”. Về nguyên tắc bồi thường, LS Anh kiến nghị cần quy định chi tiết hơn. Theo ông, khi chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất mà bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường tương đương với giá trị tài sản bị thiệt hại đối với tài sản hợp pháp gắn liền trên đất và bồi thường thêm ít nhất 6 tháng tổng lợi nhuận trước khi ngừng sản xuất, kinh doanh.

Đình Sơn (Thanh Niên)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.