13/10/2011 3:26 PM
Nguy cơ ngập lụt với diện tích theo ước tính là 17.423 km2 hoặc 5,3% tổng diện tích đất của Việt Nam. Trong số đó, gần 82% là ở đồng bằng sông Cửu Long.

Báo cáo Toàn cầu về định cư con người 2011của Chương trình Định cư con người của Liên Hợp Quốc (UN-HABITAT) vừa được công bố.


Do Việt Nam có nhiều thành phố nằm dọc theo đường bờ biển dài và vùng đồng bằng đất trũng nên biến đổi khí hậu tạọ ra những thách thức rất lớn cho các thành phố Việt Nam và dân số đang gia tãng ở đây. Do vậy, điều quan trọng là thành phố cần giảm thiểu biến đổi khí hậu một cách thích hợp và có chính sách thích ứng, lồng ghép vấn ðề ứng phó với biến đổi khí hậu vào quá trình quy hoạch đô thị.


Theo số liệu điều tra dân số năm 2009, dân số đô thị Việt Nam khoảng 26 triệu người, chiếm 29,6% dân số quốc gia trong khi tốc độ tãng trưởng dân số đô thị hàng năm trong thời kỳ 1999-2009 là 3,4%.


Ðịnh hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến nãm 2025, tầm nhìn 2050 dự kiến dân số đô thị sẽ gia tăng đáng kể; 45% vào nãm 2025 và 50% vào nãm 2050.


Theo Bộ Lao ðộng, Thương binh và Xã hội, từ 2001 đến 2005, Việt Nam đã mất đi 73.300 ha đất canh tác hàng nãm do đô thị hóa và việc này ảnh hưởng đến cuộc sống của 2,5 triệu nông dân.


Đến năm 2030, ước tính có 59% dân số thế giới và 55% dân số các nước ðang phát triển sẽ sống trong khu vực đô thị. Mỗi năm có thêm 67 triệu người tới sống ở đô thị và 91% trong số này bổ sung vào dân số của thành phố ở các nước đang phát triển.


Báo cáo dự đoán rằng đến năm 2050, sẽ có khoảng 200 triệu người dân phải di dời vì biến đổi khí hậu và cho đến năm 2070. Việt Nam dự đoán rằng đến năm 2100 mực nước biển trung bình có thể dâng một mét và dự báo này được sử dụng trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Ứng phó với Biến ðổi Khí hậu (NTP-RCC). Nếu không tiến hành hiệu quả việc gia cố hệ thống đê điều và cải thiện hệ thống thoát nước thì sẽ xuất hiện nguy cơ ngập lụt với diện tích theo ước tính là 17.423 km2 hoặc 5,3% tổng diện tích đất của Việt Nam.


Trong số đó, gần 82% là ở đồng bằng sông Cửu Long, 9% ở đồng bằng sông Hồng và hơn 4% ở mỗi vùng bờ biển Bắc Trung Bộ và vùng Ðông Nam Bộ, bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh .


Ðể chuẩn bị cho việc giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu của đô thị có hiệu quả hơn, Việt Nam nên quan tâm đến phát triển chính sách ở cả cấp quốc gia và thành phố. Lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào quy hoạch đô thị.


Xem xét kĩ càng quy hoạch không gian đô thị bởi vì các tác động của biến đổi khí hậu có thể kéo dài và lan rộng ra cả nước. Ðiều chỉnh quy hoạch phân vùng và các tiêu chuẩn, quy định xây dựng nhằm đảm bảo cơ sở hạ tầng có thể thích ứng với biến đổi khí hậu.
Theo Bình An (CafeF/TTVN)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.