Mặc dù UBND TP.Hà Nội yêu cầu trong quý IV/2012 Sở Quy hoạch Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng và Sở Xây dựng hoàn thiện quy hoạch, thẩm định, chủ trì trình TP về dự án Công viên Đống Đa, nhưng xem ra dự án này khó hoàn thành vì khối lượng giải phóng mặt bằng (GPMB), quỹ nhà tái định cư quá lớn. Nguy cơ dự án này tiếp tục treo là rất cao.

Công viên Đống Đa còn treo đến bao giờ? Ảnh: Thế Anh

Dự án Công viên văn hoá thể thao, vui chơi Đống Đa do UBND quận Đống Đa làm chủ đầu tư có diện tích 7,26ha, phải giải phóng mặt bằng GPMB khoảng 900 hộ dân và 4 cơ quan đơn vị. Đến thời điểm này, UBND quận Đống Đa đã GPMB được 2,65ha. Nhưng dự án này đã nằm “đắp chiếu” tới gần 11 năm (từ 2001).

Một cán bộ UBND quận Đống Đa cho biết, từ đầu tháng 4.2008, TP đã nhận được đề nghị của nhà đầu tư Hungary xin được vào nghiên cứu đầu tư công viên này. Tuy nhiên, nhà đầu tư đề nghị nếu triển khai dự án thì cần điều chỉnh lại quy hoạch, đồng thời dành một phần diện tích để kinh doanh, không đúng với quy hoạch đã được phê duyệt.

Nhưng qua kiểm tra, thấy nhà đầu tư trên cũng không đủ năng lực tài chính, nên dự án phải dừng lại. Bởi lẽ khối lượng phải GPMB, quỹ nhà tái định cư rất lớn, nên việc triển khai dự án theo phương thức xã hội hóa đầu tư, khai thác gặp khó khăn.

Cũng vị cán bộ này cho biết thêm, đến tháng 11.2011, Cty CP XNK tổng hợp Hà Nội đã có văn bản đề nghị xây dựng dự án công viên vui chơi giải trí, trung tâm thể dục thể thao phục vụ nhân dân theo phương thức xây dựng - chuyển giao (BT). Hiện nhà đầu tư vẫn đang chủ động phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng HN để lập quy hoạch dự án.

Trước nguy cơ dự án treo, UBND TP đã yêu cầu, ngay trong quý IV/2012, Viện Quy hoạch xây dựng hoàn thiện quy hoạch Công viên Đống Đa, Sở QHKT thẩm định, trình duyệt và Sở Xây dựng chủ trì, chủ động làm việc với nhà đầu tư lập hồ sơ đề xuất trình UBND TP trong quý IV/2012.

Riêng UBND quận Đống Đa và nhà đầu tư điều tra nhu cầu tái định cư, lập dự án chuẩn bị quỹ nhà tái định cư trong quý I/2013 để tiến hành thực hiện GPMB trong năm 2013 – 2014 và thực hiện dự án từ năm 2014 – 2015. Ngoài ra, Sở KHĐT chủ trì cùng các ngành, nhà đầu tư xây dựng cơ chế đặc thù để rút ngắn thời gian thực hiện dự án.

Qua ghi nhận của chúng tôi tại dự án này, do treo quá lâu nên đời sống của người dân khá vất vả, bởi nhà cửa của hàng nghìn hộ dân khu vực này đều đã xuống cấp, nhưng không ai dám sửa chữa.

Theo Hải Nguyên (Lao động)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tham gia nhóm chat mua bán dự án