Hà Nội cần tới 55 tỷ USD để có thể hiện thức hoá “kỳ tích” làm 15 tuyến đường sắt đô thị hiện đại
Tại Hội nghị công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 của ngành Giao thông Vận tải vào chiều 30/12, ông Nguyễn Phi Thường, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, theo quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016 và định hướng quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050, điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, mạng lưới đường sắt đô thị thành phố Hà Nội gồm 15 tuyến với tổng chiều dài khoảng hơn 616,9km. Hiện nay, thành phố đã đưa vào vận hành khai thác 21,5km của tuyến Cát Linh-Hà Đông dài 13km và tuyến trên cao đoạn Nhổn-Cầu Giấy dài 8,5km, chiếm khoảng 4%.
Với mục tiêu phát triển hệ thống đường sắt đô thị đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu vận tải giao thông công cộng của thành phố, phấn đấu tỷ lệ vận tải hành khách công cộng năm 2035 đạt 50-55%, sau năm 2035 đạt 65-70%, ông Thường cho hay thành phố Hà Nội đã đề xuất Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô với một kế hoạch, 3 phân kỳ.
Cụ thể, thành phố Hà Nội quyết tâm phấn đấu đến năm 2035 hoàn thành đầu tư xây dựng khoảng 410,8km đường sắt đô thị với nhu cầu vốn 37 tỷ USD và giai đoạn tiếp theo (2036-2045) phấn đấu hoàn thành đầu tư xây dựng khoảng 200,7km với nhu cầu vốn khoảng 18 tỷ USD, nâng tổng số chiều dài hệ thống đường sắt đô thị lên khoảng 616,9km.
Để hoàn thành kế hoạch này, thành phố đã tập trung nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội nhằm ưu tiên bố trí vốn đầu tư; phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Thủ đô; rút ngắn trình tự, thủ tục nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hoàn thành các dự án.
Theo ông Thường, thành phố Hà Nội phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông Vận tải hoàn thiện Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô trình Quốc hội ban hành Nghị quyết chấp thuận chủ trương đầu tư tổng thể toàn bộ mạng lưới đường sắt đô thị và ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để rút ngắn trình tự, thủ tục thời gian chuẩn bị đầu tư, tổ chức triển khai thực hiện nhanh.
Trước đó, Hà Nội kiến nghị Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù, đột phá, để phân cấp phân quyền chủ động cho thành phố tập trung nguồn lực; cân đối nguồn vốn để đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật về các yếu tố đầu máy, toa xe, đường ray và đặc biệt là đồng bộ về kết nối hệ thống, kết nối liên vùng giữa các tỉnh, thành.
-
Đến năm 2035, TP.HCM sẽ phát triển thêm 355 km đường sắt đô thị
Chiều 27/12, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cùng Phó chủ tịch UBND TP Bùi Xuân Cường đã có buổi thăm và làm việc với Ban Quản lý Đường sắt Đô thị TP.HCM (MAUR) và Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị TP.HCM (HURC1).
-
Bất động sản 24h: TP.HCM sẽ xây dựng 7 tuyến đường sắt đô thị
Thị trường bất động sẽ tích cực hơn vào năm 2025; TP.HCM dự chi 40 tỷ USD xây dựng 355km metro trong 10 năm tới; Hà Nội sắp xây dựng tuyến đường 19km nối hai huyện Thường Tín và Phú Xuyên... là những thông tin đáng chú ý trong 24h qua.
-
TNG bị xử phạt vì bố làm Chủ tịch, con làm CEO
CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (mã: TNG) vừa công bố quyết định xử phạt hành chính của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên với số tiền 25 triệu đồng.
-
Những dự án chung cư sẽ mở bán trong năm 2025 tại Hà Nội, không còn căn hộ dưới 65 triệu đồng/m2
Thị trường chung cư Hà Nội đã liên tục thiết lập mặt bằng giá mới trong năm 2024. Sang năm 2025, nhiều dự án sẽ được mở bán với mức giá cao nhất lên tới 270 triệu đồng/m2. Nguồn cung căn hộ giá dưới 65 triệu đồng/m2 gần như biến mất khỏi thị trường....
-
Hà Nội: Hơn 100 dự án nằm trong kế hoạch sử dụng đất 2025 tại Mê Linh
UBND TP. Hà Nội vừa phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2025 tại huyện Mê Linh.