Sáng 11/6, Quốc hội xem xét tờ trình của Chính phủ về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
Theo VnExpress, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng, thay mặt cơ quan thẩm tra, tán thành với phương án sắp xếp như trong Đề án.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng. Ảnh: Media Quốc hội
Theo ông Tùng, Chính phủ đề xuất nghị quyết có hiệu lực từ 1/7, song Ủy ban cho rằng nên tính hiệu lực ngay từ thời điểm nghị quyết được Quốc hội biểu quyết thông qua.
Việc này nhằm tạo cơ sở pháp lý sớm cho các địa phương triển khai bàn giao, chuẩn bị điều kiện cần thiết để chính quyền mới ở đơn vị hành chính sau sắp xếp có thể đi vào hoạt động đúng kế hoạch của Trung ương.
Theo đề xuất của Chính phủ, trên cơ sở hiện trạng, định hướng phát triển của 63 tỉnh, thành phố hiện nay, Chính phủ xây dựng 23 phương án sắp xếp đối với 52 tỉnh để hình thành 23 tỉnh mới.
Sau sắp xếp, cả nước sẽ có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, bao gồm 6 thành phố trực thuộc Trung ương và 28 tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lào Cai, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Gia Lai, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đồng Nai, Tây Ninh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cà Mau và An Giang.
Cùng với việc sáp nhập tỉnh, thành trên cả nước, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh đề án đã nêu cụ thể nội dung phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh mới theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
Cụ thể, tổng biên chế cán bộ, công chức, viên chức theo định mức được giao của các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh thuộc 52 tỉnh, thành phố thực hiện sắp xếp là 447.657 người, gồm 2.321 cán bộ, 79.118 công chức, 366.218 viên chức.
Việc bố trí, sắp xếp số lượng cán bộ, công chức, viên chức của cấp tỉnh mới thực hiện theo Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
-
Điều kiện về nhà ở để được mua nhà ở xã hội khi sáp nhập tỉnh thành
Với việc sáp nhập một số tỉnh thành, nhiều người dân quan tâm về điều kiện nhà ở để được mua nhà ở xã hội. Bởi việc thay đổi địa giới hành chính có thể ảnh hưởng đến quyền lợi và phạm vi xét duyệt hồ sơ mua, thuê mua nhà ở xã hội của người dân tại các địa phương.
-
Sáp nhập tỉnh, đất tăng giá: Hiệu ứng nhất thời hay cơ hội dài hạn?
Việc điều chỉnh địa giới hành chính cấp tỉnh đang diễn ra tại nhiều địa phương, hiện tượng tăng giá đất xuất hiện sớm ở các khu vực được kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm hành chính mới. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Đức Toản – Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư và Phát triển BĐS EZ để lý giải động lực đằng sau hiện tượng này cũng như nhận định về cơ hội và rủi ro mà nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý.
-
Sáng nay Quốc hội khai mạc kỳ họp “lịch sử của lịch sử” bàn sửa đổi Hiến pháp và sáp nhập tỉnh
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc vào sáng 5/5. Tại kỳ họp, Quốc hội xem xét, quyết định 54 nội dung về công tác lập hiến, lập pháp cũng như nghị quyết về sáp nhập tỉnh.








-
Tỉnh, thành nào có hai sân bay sau sáp nhập?
Sau khi thực hiện sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh theo kế hoạch được Chính phủ và Bộ Nội vụ đề xuất, Việt Nam sẽ có 5 tỉnh, thành phố sở hữu hai sân bay đang hoạt động trên cùng địa bàn. Đây là những địa phương có vị trí chiến lược, được quy h...
-
HĐND TP.HCM họp kỳ họp đầu tiên sau hợp nhất, quyết hàng loạt vấn đề quan trọng
Chiều 1/7, HĐND TPHCM khóa X tổ chức kỳ họp thứ nhất. Đây là kỳ họp nhằm kiện toàn tổ chức bộ máy HĐND và UBND TPHCM sau sắp xếp.
-
Hé lộ vị trí khu công nghiệp hơn 200 ha vừa được duyệt quy hoạch tại Ninh Bình mới
Trong bối cảnh sáp nhập ba tỉnh Hà Nam – Nam Định – Ninh Bình thành Ninh Bình mới từ ngày 1/7, hàng loạt dự án hạ tầng và công nghiệp trọng điểm đang được khởi động để đón đầu cơ hội phát triển....