Những năm qua, Đà Nẵng như thỏi nam châm thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tạo nên nguồn lực cho đầu tư phát triển. Với định hướng phát triển về đô thị hiện đại và chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp công nghệ cao, Đà Nẵng đang nỗ lực thu hút vốn FDI theo hướng chọn lọc...
Đà Nẵng: Điểm đến của dòng vốn FDI
DN Nhật đang đầu tư sản xuất tại Đà Nẵng.
Bà Huỳnh Liên Phương - Phó giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư Đà Nẵng cho biết hiện TP đã thu hút được 214 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 3,4 tỷ USD. Trong số đó, nhiều dự án lớn vừa góp phần thay đổi diện mạo TP vừa là minh chứng sống động, nâng tầm thương hiệu Đà Nẵng, tạo sự yên tâm cho nhiều nhà đầu tư mới. Cụ thể như khu Đa Phước (204ha, tổng vốn 250 triệu USD), dự án Blooming Tower của Hàn Quốc (60 triệu USD), dự án Capital Square Complex của Mỹ (325 triệu USD), dự án BĐS và Bến du thuyền Đà Nẵng (175 triệu USD), dự án Hyatt Regency Danang Resort& Spa của Mỹ (116 triệu USD)...
Theo Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến, kết quả này thể hiện tính tích cực trong chỉ đạo, đổi mới cơ chế và vận dụng linh hoạt để đẩy mạnh phát triển kinh tế đối ngoại. Đà Nẵng xây dựng các mối quan hệ đối ngoại nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư, như kết nghĩa với các TP lớn của Nga, Nhật, Mỹ, Austraylia, Thái Lan… để quảng bá, xúc tiến, lập dự án gọi vốn gửi đến các DN, tập đoàn lớn của nước ngoài. Việc mở văn phòng đại diện Đà Nẵng tại Nhật cũng tạo thuận lợi lớn trong thu hút vốn FDI.
Tuy vậy, lãnh đạo UBND TP cũng nhận thấy rằng vốn FDI vào Đà Nẵng vẫn chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực du lịch, BĐS. Hay như việc triển khai các dự án FDI còn chậm; dự án có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ nguồn còn ít. Các đối tác châu Âu và Hoa Kỳ đầu tư chưa lớn, chưa tương xứng tiềm năng...
Trong bối cảnh lạm phát đã khiến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam cũng như tại Đà Nẵng có dấu hiệu thu hẹp đáng kể trong thời gian qua. Vốn FDI sụt giảm là do những khó khăn của kinh tế thế giới hiện nay đã khiến các nhà đầu tư hạn chế mở rộng hoặc phải thận trọng hơn khi triển khai các dự án mới. Khơi dòng vốn mới được TP Đà Nẵng xác định trên 2 hướng gồm đầu tư phát triển hạ tầng đô thị và đầu tư sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao. Trong đó, Nhật Bản vẫn là đối tác gợi mở nhiều triển vọng trong thu hút vốn FDI vào TP. Hiện nay tại TP Đà Nẵng có 51 dự án FDI và liên doanh của Nhật Bản với tổng vốn đầu tư 240 triệu USD. DN Nhật đầu tư vào các lĩnh vực chế biến bột giấy xuất khẩu, linh kiện điện tử, phần mềm, hậu cần thủy sản... Ngoài ra DN Nhật Bản cũng thiết lập 20 chi nhánh, văn phòng đại diện của các tập đoàn lớn như Sumitomo,AIC, Itochu...
Ông Naito - Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu & Tư vấn của Savills Nhật Bản cũng đánh giá:“Việt Nam với tỷ lệ tăng trưởng ấn tượng cùng lực lượng lao động trẻ, tài năng, gần đây đã tăng năng lực kinh tế lên rất nhiều. Đồng thời, Việt Nam còn được chọn là địa điểm di chuyển đầu tư từ Trung Quốc của các nhà sản xuất toàn cầu. Vì vậy, TP Đà Nẵng và Việt Nam đang ngày càng được xem như nước dẫn đầu ở Châu Á trong việc thu hút đầu tư”.
Những động thái xúc tiến đầu tư đã được thực hiện trong dịp cuối năm 201
1 với “Diễn đàn đối thoại kinh tế Việt Nam - Kasai”; “Xúc tiến đầu tư Nhật Bản - Đà Nẵng”. Một hướng thu hút đầu tư FDI mới đang được mở ra là hình thức hợp tác đầu tư công tư (PPP) ở lĩnh vực xử lý chất thải, hạ tầng công trình giao thông... Thu hút FDI vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp công nghệ cao và dịch vụ chất lượng cao là hai lĩnh vực TP khuyến khích đầu tư. Với ngành công nghiệp công nghệ cao (phần mềm, thiết bị ngoại vi, mạch tổ hợp, vật liệu mới, năng lượng, cơ khí chính xác, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp không gian vũ trụ...), Đà Nẵng đã đầu tư vốn 30 triệu USD xây dựng hạ tầng trên diện tích 131ha và hiện Đà Nẵng đã đạt được thỏa thuận đầu tư với các đối tác.
Theo Phương Nam (Báo Xây dựng)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland