Thế nhưng, quyết định này chưa thể giải quyết tận gốc của vấn đề - do chỉ cấp GPXD tạm cho nhà đã xây dựng trên đất nông nghiệp từ năm 2006 về trước, hiện đang nằm trong quy hoạch, chứ không phải cấp GPXD tạm cho đất nông nghiệp nằm trong quy hoạch như mọi người lầm tưởng. Như vậy, một vấn đề nóng bỏng hiện nay là đất nông nghiệp nằm trong quy hoạch vẫn bị treo, không được cấp GPXD tạm.
Tính pháp lý của chủ trương mới cũng gây nhiều tranh cãi. Theo Luật Xây dựng, GPXD nhà ở chỉ cấp trên đất ở. Khi cấp GPXD tạm để làm nhà ở trên đất nông nghiệp chưa chuyển mục đích sang đất ở, liệu có hợp pháp? GPXD tạm được nằm ở đâu trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành?
Theo Quyết định 21/2013, trong thời hạn 5 năm nếu quy hoạch chưa thực hiện, GPXD tạm sẽ được xem là GPXD chính và căn nhà được xây dựng bằng GPXD tạm sẽ được đền bù khi nhà nước thu hồi đất; còn trong thời hạn dưới 5 năm sẽ không được đền bù. Cơ sở, căn cứ pháp lý nào để quy định thời gian này? Như vậy, mục đích cho phép người dân xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp đã không đạt mà còn phát sinh nhiều hệ lụy về sau.
Theo quy định, đất đai có 2 loại chính là đất nông nghiệp và phi nông nghiệp. Đất nông nghiệp được sử dụng trồng lúa, rau xanh, rừng…, còn đất phi nông nghiệp sử dụng làm nhà ở, nhà máy xí nghiệp, trường học, bệnh viện… Nhà nước có thẩm quyền xây dựng kế hoạch và quy hoạch sử dụng đất. Cá nhân, tổ chức phải sử dụng đúng mục đích, nếu không đúng sẽ bị thu hồi, xử phạt. Tại các quận - huyện vùng ven TPHCM (nơi có 1.000 căn nhà xây dựng không phép trên đất nông nghiệp đang bị giải tỏa), suốt gần 20 năm qua, hầu hết diện tích đất nông nghiệp đã có kế hoạch và đã được quy hoạch chuyển thành đất đô thị, với hàng loạt dự án đã và đang tiến hành.
Kể từ thời điểm đó, mục đích sử dụng đất đã được thay đổi từ đất nông nghiệp thành phi nông nghiệp. Chính quyền đã có kế hoạch, quy hoạch thay đổi từ đất nông nghiệp thành phi nông nghiệp, nhưng lại buộc dân giữ nguyên trạng đất nông nghiệp, chứ không cho chuyển theo mục đích mới. Thực tế người sử dụng đất buộc phải vi phạm Luật Đất đai, do không còn có thể canh tác, trồng trọt, phải bỏ đất hoang hóa. Trong khi cơ sở pháp lý cũng như thực tế đất nông nghiệp không còn nguyên trạng, nhưng người dân không thể chuyển mục đích sử dụng đất sang phi nông nghiệp để làm nhà ở, nhà xưởng, kho bãi.
Đất đai là tư liệu sản xuất, chỉ phát huy hiệu quả, mang đến lợi ích cho con người khi được sử dụng đúng mục đích. Chính vì vậy, khi các quận - huyện đã quy hoạch chuyển từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp mục đích sử dụng đất nông nghiệp không còn nữa, mà chuyển sang phi nông nghiệp, thì đồng thời chính quyền phải chủ động, hỗ trợ người dân chuyển sang mục đích mới, phù hợp quy hoạch, không để hoang hóa lãng phí. Khi đất nông nghiệp đã chuyển sang phi nông nghiệp, thì phải cấp GPXD, chứ không phải chỉ cấp GPXD tạm như hiện nay.
Với những nơi không được quy hoạch làm đất ở, khi người dân xin phép xây dựng nhà thì TP cần có quy định hạn chế quy mô, số tầng, nhằm giảm thiệt hại cho người dân cũng như xã hội khi thực hiện quy hoạch.
-
Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất năm 2025 là bao nhiêu?
Chuyển mục đích sử dụng đất là nhu cầu của nhiều người dân hiện nay khi muốn thay đổi từ mục đích sử dụng đất này sang mục đích sử dụng đất khác. Nhiều người thắc mắc năm 2025 thì diện tích được phép chuyển mục đíc sử dụng là bao nhiêu?...
-
Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nhỏ hơn 2 ha sang mục đích khác tại Bình Thuận từ 11/11
Đây là nội dung được quy định theo Quyết định số 49/2024/QĐ-UBND ngày 28/10/2024 quy định tiêu chí, điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất có quy mô nhỏ hơn 2 ha sang mục đích khác trê...
-
Chuyển đất ở sang đất thương mại, dịch vụ cần điều kiện gì?
Gia đình tôi muốn chuyển mục đích sử dụng đất theo diện không phải xin phép từ đất ở tại đô thị sang đất thương mại, dịch vụ. Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phân khu (đồ án quy hoạch chi tiết) thửa đất của gia đình tôi chỉ được quy h...