Bộ Xây dựng cho biết về cơ bản, các thành viên Chính phủ đều nhất trí với nội dung của dự thảo nghị định trên |
Trong báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến các
thành viên Chính phủ về dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành Luật Nhà ở thay thế Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006
gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng cho biết về cơ bản, các thành viên
Chính phủ đều nhất trí với nội dung của dự thảo Nghị định
Tuy
nhiên, Luật kinh doanh bất động sản quy định: Tổ chức, cá nhân kinh
doanh bất động sản phải bán nhà, công trình xây dựng thông qua sàn giao
dịch bất động sản.
Trước đó, Bộ Xây dựng đã có tờ trình Chính
phủ về nội dung trên. Trong tờ trình, Bộ Xây dựng đề nghị bổ sung quy
định cho phép các chủ đầu tư được huy động vốn có phân chia sản phẩm là
nhà ở hoặc bán không quá 20% số lượng nhà ở trong mỗi dự án không qua
sàn giao dịch bất động sản.
Theo Bộ Xây dựng, quy định này sẽ hạn
chế tình trạng doanh nghiệp kinh doanh bất động sản lách luật, không
thực hiện bán nhà qua sàn bằng cách huy động góp vốn có phân chia sản
phẩm là nhà ở.
Có nhiều ý kiến lo ngại về việc nếu cho phép không giao dịch qua sàn tới 20% sản phẩm nhà ở trong mỗi dự án có thể làm nảy sinh tiêu cực. Khi đó, nhà đầu tư sẽ bán sản phẩm tại dự án cho nhiều mối quan hệ khác
nhau và những phần đó lại tiếp tục được chuyển nhượng. Như vậy mục tiêu
tăng tính minh bạch cho thị trường sẽ khó đạt được như mong muốn.
Trước
những đề nghị cần phải xem xét lại quy định mới trên vì không có cơ sở
thực tế, Bộ Xây dựng cho biết đã có giải trình trong Tờ trình Chính phủ
số 103/TTr-BXD và trong Báo cáo giải trình bổ sung số 38/BXD-QLN ngày
07/01/2010.
Theo quan điểm của bộ, trong quá trình đầu tư kinh
doanh bất động sản, các doanh nghiệp đều có nhu cầu được bố trí một tỷ
lệ nhà ở nhất định trong mỗi dự án cho các cán bộ, công nhân viên của
bản thân doanh nghiệp để những đối tượng này yên tâm công tác hoặc phân
chia cho các đối tác tham gia góp vốn kinh doanh nhà ở để thuận lợi hơn
trong việc huy động vốn.
Mặt khác, dự thảo chỉ quy định cho phép
chủ đầu tư được phân chia tối đa 20% số lượng nhà ở theo hợp đồng góp
vốn hoặc hợp đồng hợp tác đầu tư, chứ không phải chủ đầu tư được phép
bán nhà ở cho các tổ chức, cá nhân không qua sàn giao dịch bất động sản
mà việc bán nhà ở trong dự án vẫn phải thực hiện theo quy định chung.
Trong
quá trình tìm vốn cho các dự án bất động sản, để một dự án thành công
cần lượng vốn lớn. Vì vậy cần tạo điều kiện cho các chủ đầu tư có thể
huy động vốn được sớm hơn hoàn thành dự án kịp tiến độ giúp đẩy nhanh
nguồn cung ra thị trường. Việc cần thiết là cơ chế kiểm soát của Nhà
nước để không bị thất thu thuế và không trái với luật và những quy định
hiện hành.
GS.TSKH Đặng Hùng Võ, cố vấn cao cấp của Bộ Tài nguyên
và Môi trường cho rằng, điểm chưa chặt chẽ của luật pháp hiện nay là
cho phép chủ đầu tư huy động góp vốn thực hiện dự án bất động sản, tức
là cho phép bán tài sản hình thành trong tương lai nhưng lại chưa có cơ
chế nào giám sát cụ thể việc mua bán đó. Mọi việc hoàn toàn trông chờ
vào đạo đức của nhà đầu tư và người mua do vậy luôn luôn là người nắm
“đằng chuôi”.
Trả lời câu hỏi vì sao người dân, nhà đầu tư thường
đổ xô đi mua nhà trên giấy để rồi phải chịu rủi ro, một quan chức Bộ
Xây dựng cho biết, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là
nhu cầu nhà đất rất lớn trong khi cung lại ít. Bên cạnh đó, là sự thiếu
chuyên nghiệp ở phía người mua. Người dân khi có nhu cầu song chưa hiểu
rõ, thiếu thông tin thì phải tìm hiểu kỹ càng trước khi giao dịch nếu
không rất dễ bị thua thiệt.
Thêm vào đó, người Việt Nam hay bị
tác động bởi đồn thổi, chạy theo phong trào, ít phân tích. Trong khi đầu
tư theo kiểu phong trào, nghe đồn thổi sẽ rất nguy hiểm.
“Bản
thân người tiêu dùng cũng phải tự điều chỉnh hành vi của mình. Đầu tư
cũng cần chuyên nghiệp, không hiểu biết thì phải tìm tư vấn có hiểu
biết, không nên a dua, đầu tư theo lời đồn thổi” - ông này cho biết.
Về
vấn đề thế chấp nhà ở trong tương lai, Bộ Xây dựng cho rằng Luật dân sự
và pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm chỉ quy định chung về vấn đề
thế chấp bất động sản, không quy định cụ thể về hình thức thế chấp đặc
biệt này.
Tuy nhiên, trên thực tế, một số ngân hàng thương mại đã
cho phép thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai nhưng chưa có sự
thống nhất về trình tự, giấy tờ phải nộp... vì chưa có hướng dẫn cụ thể
của Ngân hàng Nhà nước. Do đó, tại dự thảo nghị định này, Bộ Xây dựng đề
xuất cần có hướng dẫn thống nhất của Ngân hàng Nhà nước về vấn đề này
để làm cơ sở cho các ngân hàng thương mại và người dân thực hiện.
Dư
luận cũng rất băn khoăn bởi cơ chế nào sẽ giám sát việc mua bán 20%
tổng quỹ nhà sẽ thực hiện như thế nào hay chỉ dựa vào đạo đức kinh doanh
của nhà đầu tư? Năng
lực quản lý của các cơ quan Nhà nước tới đâu, liệu có đủ sức kiểm soát
quỹ nhà 20% đó chỉ “lưu hành” nội bộ chứ không bị tuồn ra ngoài thị
trường?
Điều 22. Nguyên tắc mua bán nhà, công trình xây dựng b) Đối với nhà ở, công trình xây dựng khác thì việc chuyển quyền sử
dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai. 4. Bán nhà, công trình xây dựng phải kèm theo hồ sơ
về nhà, công trình xây dựng; hồ sơ về nhà, công trình xây dựng bao gồm
các loại giấy tờ về việc tạo lập, về quyền sở hữu, qúa trình thay đổi và
tình trạng pháp lý của nhà, công trình xây dựng. |