Thông tin nêu trong báo cáo thuyết minh tổng hợp điều chỉnh cục bộ Đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/5000 Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ, vừa được địa phương hoàn thiện để tổ chức thẩm định.
Nơi xây dựng khu đô thị này ở xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, đã được duyệt đồ án quy hoạch phân khu 1/5000 cách đây 5 năm. Do có nhiều thay đổi so với trước nên đồ án được nghiên cứu điều chỉnh để phù hợp thực tế, song song công tác điều chỉnh Đồ án quy hoạch chung thành phố đang thực hiện. Điều chỉnh cục bộ đồ án Khu đô thị Cần Giờ khi được duyệt sẽ là cơ sở lập quy hoạch chi tiết và chuẩn bị công tác đầu tư, xây dựng.
Phối cảnh trục chính cảnh quan ven mặt nước trung tâm trong khu đô thị. Ảnh: UBND huyện Cần Giờ
Theo đó, đồ án vẫn giữ nguyên 5 phân khu chức năng A, B, C, D, E, dân số hơn 228.000 người như trước, song điều chỉnh một số nội dung liên quan mặt nước, bãi cát, bãi tắm công cộng. Quỹ đất du lịch, nghỉ dưỡng thuộc các khu A, B, C và D cũng sẽ điều chỉnh giảm để phù hợp nhu cầu du lịch và tăng tiện ích công cộng. Sân golf ở khu A sẽ tăng diện tích từ khoảng 146 ha lên 155 ha để có thêm đất bố trí công trình tiện ích kèm theo.
Đối với giao thông và hạ tầng kỹ thuật liên quan, đồ án điều chỉnh lại hệ thống bãi đỗ xe tập trung về khu vực cửa ngõ, dùng công nghệ hiện đại. Một số đoạn đường được nắn chỉnh để thuận tiện kết nối các khu vực. Mạng lưới giao thông nội bộ trong khu đô thị cũng được tính toán lại để tổ chức không gian, cảnh quan mới... Ngoài ra, đồ án cũng xem xét chuyển đổi một số khu chức năng đất để bảo vệ và tăng giá trị sử dụng. Việc này nhằm phù hợp thực tế, nhu cầu phát triển của địa phương cũng như các định hướng mới.
Trong tổng mức đầu tư, đồ án khái toán chi phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật hơn 32.500 tỉ đồng và khoảng 43.700 tỉ để xây dựng kiến trúc trong khu đô thị. Giai đoạn một, dự án thực hiện san lấp mặt bằng, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật theo các khung giao thông chính; mảng xanh, mặt nước cảnh quan cùng sân golf, dịch vụ, khu nhà ở tại các vị trí cửa ngõ... Giai đoạn hai sẽ tiếp tục hoàn thiện hạ tầng kết nối toàn khu, các trung tâm thương mại, khách sạn, trung tâm hội nghị. Hệ thống công trình hạ tầng xã hội, các khu nhà ở cùng dự án khu du lịch, dịch vụ cũng sẽ được hoàn thiện trong giai đoạn này và đưa vào vận hành.
Theo định hướng điều chỉnh, phân khu A sẽ tăng diện tích từ khoảng 771 ha lên gần 954 ha, với chức năng chính là khu vui chơi, giải trí (công viên chuyên đề, sân golf...); du lịch nghỉ dưỡng cao cấp; thương mại, dịch vụ... Phân khu B rộng khoảng 659 ha, được quy hoạch với không gian trọng tâm là tổ hợp công trình văn hóa, thể thao, sân vận động ở những nút giao lớn. Khu vực cửa ngõ vào khu đô thị sẽ bố trí công trình công cộng như bãi đỗ xe, bệnh viện, trường học cùng các văn phòng, trung tâm thương mại, khách sạn...
Phối cảnh khu vực mũi Hải Đăng với tháp biểu tượng cao 108 tầng ở phân khu C. Ảnh: UBND huyện Cần Giờ
Khu C và D tổng diện tích hơn 798 ha, bố trí sân thể thao kết hợp cảnh quan, quảng trường và công trình hỗn hợp, trung tâm thương mại, trường học... Nhà ở thấp tầng ở khu vực này chia thành các đảo, bán đảo, kết hợp hệ thống mặt nước len lỏi xung quanh. Khu E có quy mô khoảng 457 ha, chức năng chính là không gian mở, biển nhân tạo, kênh dẫn. Nơi này sẽ hình thành không gian mặt nước lớn cùng xây dựng công viên, bãi tắm...
Trước đó, tháng 6/2020 Chính phủ quyết định phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư mở rộng Dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ có tổng diện tích gần 3.000 ha với tổng mức đầu tư 217.000 tỉ đồng. Dự án do Công ty Cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ làm chủ đầu tư, trong đó vốn chủ sở hữu hơn 32.500 tỉ đồng, còn lại là vốn vay thương mại. Thời hạn thực hiện dự án 50 năm (đến năm 2070 với phần mở rộng quy mô; đến 2057 với phần diện tích lấn biển 600 ha đã giao cho nhà đầu tư từ năm 2007).
Chính phủ yêu cầu quá trình thực hiện dự án, nhà đầu tư phải thực hiện đầy đủ các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường; tuân thủ chặt chẽ khung pháp lý của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) về dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ; không ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái và làm hẹp nguồn nước biển cung cấp cho rừng ngập mặn...
Khu vực thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ và vùng biển xung quanh tháng 7/2020. Ảnh: Quỳnh Trần
Cần Giờ cách trung tâm TP HCM khoảng 50 km, là huyện duy nhất của thành phố giáp biển với 23 km bờ biển. Địa phương có tổng diện tích hơn 71.300 ha, trong đó trên 70% là rừng ngập mặn và sông rạch. Nơi đây có nhiều làng nghề truyền thống và các lễ hội văn hóa đặc sắc, thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch sinh thái nông nghiệp, du lịch văn hoá - tín ngưỡng.
Định hướng của TP HCM đẩy mạnh khai thác thế mạnh du lịch của Cần Giờ, xây dựng và phát triển khu đô thị du lịch tầm cỡ khu vực và quốc tế tại đây. Thành phố mong Cần Giờ có thể góp phần tạo sự tăng trưởng kinh tế nhưng phải giữ được những lợi thế về tự nhiên và văn hóa ở đây.
-
Năm 2024 sẽ khởi công “siêu cảng” Cần Giờ 5,5 tỉ USD đủ sức cạnh tranh với Singapore
Nhà đầu tư lên kế hoạch triển khai dự án siêu cảng Cần Giờ 5,5 tỉ USD thành 7 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 dự kiến sẽ vào năm 2024 và đưa vào khai thác năm 2027.
-
Dự án "siêu khủng" tại Cần Giờ dự kiến triển khai từ tháng 4/2025, đón dân số gấp 3 lần hiện tại, tạo 36.000 việc làm và hút hàng triệu du khách
Khu đô thị lấn biển Cần Giờ quy mô 2.870 ha dự kiến được triển khai từ từ tháng 4/2025 và hoàn thành vào năm 2030.
-
Giá bất động sản dọc tuyến metro hơn 47.300 tỷ đồng ở TP.HCM đang ra sao?
Không chỉ là một dự án hạ tầng giao thông quan trọng, tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên góp phần không nhỏ trong việc định giá của bất động sản khu vực nó đi qua. Hiện nay, đã và đang có hàng loạt dự án bất động sản được xây dựng dọc hai bên tuy...
-
Đông nghẹt người dân trải nghiệm tuyến metro hơn 47.300 tỷ đồng sau 12 năm chờ đợi
Tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên vừa chính thức vận hành khai thác thương mại sau 12 năm đầu tư xây dựng. Rất đông người dân háo hức tham gia trải nghiệm tuyến metro đầu tiên của TP.HCM dù phải xếp hàng dài chờ đợi....