Nhiều ý kiến cho rằng cần tháo gỡ các điều kiện cho người nước ngoài mua nhà tại VN.
Theo thống kê của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), trong 5 năm qua, mới chỉ có hơn 400 người nước ngoài mua được nhà trong khi cả nước có gần 100.000 người nước ngoài đang sinh sống, làm việc và có nhu cầu hàng triệu mét vuông nhà ở.
Ông Leon Cheneval - Phó Giám đốc Cty CBRE cho biết, ông và những người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam rất thận trọng với việc mua nhà ở tại Việt Nam.
Theo ông Leon, là do chính sách về sở hữu đất đai tại Việt Nam chưa rõ ràng, việc cho phép người nước ngoài sở hữu bất động sản (BĐS) tại Việt Nam sẽ còn mất rất nhiều thời gian. Sẽ rất khó để thuyết phục người nước ngoài mua BĐS tại Việt Nam nếu họ không có quyền sở hữu và chuyển nhượng, trong khi tại phần lớn các quốc gia khác, những quyền này là đương nhiên.
Bên cạnh đó, BĐS tại các thành phố lớn của Việt Nam cao hơn rất nhiều so với các quốc gia lân cận. “Điều này khiến hầu hết những người nước ngoài sống tại Việt Nam lựa chọn giải pháp thuê thay vì mua nhà”, ông Leon cho biết.
Theo ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, cần sớm “nới lỏng” thậm chí là dỡ bỏ hẳn những rào cản trong việc cho phép người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam.
Đồng tình với quan điểm nên cởi mở hơn trong việc cho phép người nước ngoài sở hữu BĐS tại Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Cao Sĩ Kiêm cho rằng, Nhà nước nên sớm có chính sách cụ thể để thông tin tới đối tượng người nước ngoài đang có nhu cầu mua nhà để ở tại Việt Nam.
Thay vì tiếp tục ban hành một chủ trương thí điểm dưới hình thức nghị quyết của Quốc hội, đã đến lúc cần sửa đổi, bổ sung các đạo luật có liên quan để luật hóa việc người nước ngoài được mua nhà để ở tại Việt Nam, nâng tầm tính pháp lý của vấn đề nhằm tạo ra sự ổn định và yên tâm cho đối tượng mua nhà.
Ông Richard Leech - Giám đốc điều hành Cty CBRE, một người có hàng chục năm kinh nghiệm tại thị trường BĐS Việt Nam cho rằng, việc cho phép người nước ngoài sở hữu BĐS tại Việt Nam là một ý tưởng tốt với nền kinh tế. Tuy nhiên, ý tưởng này chỉ có thể xảy ra trong tương lai trung hạn, khi chính sách quản lý đất đai tại Việt Nam được điều chỉnh phù hợp. |
-
Vì sao nhiều người phản đối chia tách căn hộ?
Trên thế giới, nhiều nước có những căn hộ nhỏ với diện tích vài chục m2 nhưng điều đó chủ yếu là do nhu cầu trong từng giai đoạn nhất định. <br/br>
-
Tranh chấp Văn Phú Victoria: Thanh tra Bộ Xây dựng vào cuộc
C46 vừa có văn bản gửi Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng về giải quyết các kiến nghị của nhóm khách hàng mua căn hộ tại Dự án Văn Phú Victoria. <br/br>
-
Rà soát, phân loại các dự án BĐS: Khó mấy cũng phải làm
UBND TP Hà Nội đã thành lập tổ công tác triển khai việc điều chỉnh cơ cấu căn hộ và công năng dự án bất động sản (BĐS) gồm đại diện các sở: Xây dựng, Quy hoạch - Kiến trúc, Tài chính, Tài nguyên - Môi trường, Cục Thuế. Tổ công tác có nhiệm vụ rà soát, phân loại dự án nhà ở, khu đô thị; phân loại dự án tiếp tục thực hiện, tạm dừng, dự án điều chỉnh cơ cấu, loại hình nhà ở chuyển đổi sang nhà ở xã hội… <br/br>