Phát triển nhà ở xã hội là một trong những vấn đề cấp bách của TP Hồ Chí Minh. Một chiến lược phát triển nhà ở tại TP đang hình thành gắn với quá trình chỉnh trang và phát triển đô thị. Tuy nhiên, từ mong muốn đến thực tế có một khoảng cách chưa thể lấp đầy.
Theo số liệu của Liên minh Hợp tác xã TP Hồ Chí Minh, hiện nay TP cần
một quỹ nhà ở khoảng 70.000 căn hộ để đáp ứng nhu cầu của cán bộ công
chức, lực lượng vũ trang, giáo viên… Đây là những đối tượng nếu không có
sự hỗ trợ của Nhà nước, với thu nhập như hiện tại rất khó tạo dựng được
một chỗ ở. Thành phố đã nỗ lực kêu gọi các DN tham gia xây dựng nhà ở
xã hội, nhưng đến nay chỉ lác đác vài dự án được xây dựng. Cuối năm
2010, 112 căn nhà ở xã hội đầu tiên được xét duyệt tại chung cư Đông
Hưng Thuận, quận 12 - một con số quá ít ỏi so với nhu cầu.
Trong số hơn 100 dự án nhà ở xã hội, nhà giá thấp được đăng ký, đến nay TP Hồ Chí Minh mới có 2 dự án đang xây dựng và 4 dự án xong phần thủ tục. Ngoài quỹ đất, nguồn vốn thì thủ tục, cơ chế là hai rào cản lớn nhất đối với DN tham gia chương trình này. Các chủ đầu tư không mặn mà với việc bỏ vốn xây dựng nhà ở thu nhập thấp vì khả năng thu hồi vốn chậm. Chưa kể khi tham gia đầu tư xây dựng loại nhà này, các chủ đầu tư phải chủ động bồi thường giải phóng mặt bằng, trong khi giá căn hộ thì do Nhà nước thẩm định, đối tượng được mua lại hạn chế và Nhà nước thì chưa có cơ chế hỗ trợ tài chính trực tiếp… Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP cho rằng, đối với chương trình nhà ở xã hội, Nhà nước phải thể hiện vai trò chính. Cụ thể, đối với việc xây dựng chỗ lưu trú cho công nhân, ký túc xá cho sinh viên, dứt khoát phải bằng nguồn vốn của Nhà nước. Riêng đối với người có thu nhập thấp thì nên xã hội hóa bằng cơ chế, chính sách đủ sức hấp dẫn DN tham gia.
Tại Hội thảo chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 tổ chức tại TP Hồ Chí Minh đầu tháng 3 vừa qua, Bộ Xây dựng đưa ra nhiều đề án phát triển nhà với tổng đầu tư lên đến 410.000 tỷ đồng. Đề án chiến lược phát triển nhà ở cũng đề cập đến việc xây dựng 600.000 nhà ở xã hội, tương đương 30 triệu m2 sàn. Tổng đầu tư 180.000 tỷ đồng, trong đó 36.000 tỷ đồng vốn Nhà nước, còn lại huy động của các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tỏ ra lo ngại về những bất cập trong chính sách nhà ở tại Việt Nam. Ông Nguyễn Văn Đực - Phó giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành cho rằng, "Chương trình nhà ở xã hội dù được Chính phủ quan tâm nhưng chưa thấy chuyển biến mạnh mẽ. Đến thời điểm này, Hà Nội hoàn thành được 815 căn trong khi TP Hồ Chí Minh chỉ có 112 căn là quá ít. Bộ Xây dựng lại đề ra mục tiêu đến 2020 hoàn thành 600.000 nhà ở xã hội, tức 60.000 căn/năm là không sát thực và đánh giá không đúng năng lực". Theo báo cáo của Sở Xây dựng, từ năm 2006 đến 2010 toàn TP Hồ Chí Minh phát triển được thêm 32 triệu mét vuông nhà ở, trung bình mỗi năm có thêm 6,4 triệu mét vuông. Đồng thời đã triển khai nhiều chương trình về nhà ở như xây dựng 1 triệu mét vuông nhà lưu trú cho công nhân, thay thế 0,3 triệu mét vuông chung cư cũ đã hết hạn sử dụng, xây dựng ký túc xá sinh viên, nhà ở cho người thu nhập thấp và xây 30.000 căn hộ tái định cư...
Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Lê Hoàng Quân cho biết, phát triển nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập thấp, cho công nhân, sinh viên là mục tiêu dài hạn của TP. Trong giai đoạn 2011 - 2015, TP Hồ Chí Minh sẽ ưu tiên phát triển các chương trình nhà ở xã hội và tái định cư. Việc thực hiện các chương trình nhà ở phải gắn liền với quá trình chỉnh trang và phát triển đô thị theo hướng ngày càng văn minh, hiện đại. Đồng thời hình thành các khu đô thị vệ tinh kết nối với hệ thống vận tải công cộng, giao thông đô thị. Tuy nhiên để có cơ sở xây dựng chiến lược phát triển cụ thể, các ngành chức năng và các cơ quan liên quan phải tiến hành nghiên cứu, đánh giá lại thị trường bất động sản theo hướng xác định rõ các nhu cầu khác nhau về nhà ở của người dân.
Trong số hơn 100 dự án nhà ở xã hội, nhà giá thấp được đăng ký, đến nay TP Hồ Chí Minh mới có 2 dự án đang xây dựng và 4 dự án xong phần thủ tục. Ngoài quỹ đất, nguồn vốn thì thủ tục, cơ chế là hai rào cản lớn nhất đối với DN tham gia chương trình này. Các chủ đầu tư không mặn mà với việc bỏ vốn xây dựng nhà ở thu nhập thấp vì khả năng thu hồi vốn chậm. Chưa kể khi tham gia đầu tư xây dựng loại nhà này, các chủ đầu tư phải chủ động bồi thường giải phóng mặt bằng, trong khi giá căn hộ thì do Nhà nước thẩm định, đối tượng được mua lại hạn chế và Nhà nước thì chưa có cơ chế hỗ trợ tài chính trực tiếp… Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP cho rằng, đối với chương trình nhà ở xã hội, Nhà nước phải thể hiện vai trò chính. Cụ thể, đối với việc xây dựng chỗ lưu trú cho công nhân, ký túc xá cho sinh viên, dứt khoát phải bằng nguồn vốn của Nhà nước. Riêng đối với người có thu nhập thấp thì nên xã hội hóa bằng cơ chế, chính sách đủ sức hấp dẫn DN tham gia.
Tại Hội thảo chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 tổ chức tại TP Hồ Chí Minh đầu tháng 3 vừa qua, Bộ Xây dựng đưa ra nhiều đề án phát triển nhà với tổng đầu tư lên đến 410.000 tỷ đồng. Đề án chiến lược phát triển nhà ở cũng đề cập đến việc xây dựng 600.000 nhà ở xã hội, tương đương 30 triệu m2 sàn. Tổng đầu tư 180.000 tỷ đồng, trong đó 36.000 tỷ đồng vốn Nhà nước, còn lại huy động của các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tỏ ra lo ngại về những bất cập trong chính sách nhà ở tại Việt Nam. Ông Nguyễn Văn Đực - Phó giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành cho rằng, "Chương trình nhà ở xã hội dù được Chính phủ quan tâm nhưng chưa thấy chuyển biến mạnh mẽ. Đến thời điểm này, Hà Nội hoàn thành được 815 căn trong khi TP Hồ Chí Minh chỉ có 112 căn là quá ít. Bộ Xây dựng lại đề ra mục tiêu đến 2020 hoàn thành 600.000 nhà ở xã hội, tức 60.000 căn/năm là không sát thực và đánh giá không đúng năng lực". Theo báo cáo của Sở Xây dựng, từ năm 2006 đến 2010 toàn TP Hồ Chí Minh phát triển được thêm 32 triệu mét vuông nhà ở, trung bình mỗi năm có thêm 6,4 triệu mét vuông. Đồng thời đã triển khai nhiều chương trình về nhà ở như xây dựng 1 triệu mét vuông nhà lưu trú cho công nhân, thay thế 0,3 triệu mét vuông chung cư cũ đã hết hạn sử dụng, xây dựng ký túc xá sinh viên, nhà ở cho người thu nhập thấp và xây 30.000 căn hộ tái định cư...
Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Lê Hoàng Quân cho biết, phát triển nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập thấp, cho công nhân, sinh viên là mục tiêu dài hạn của TP. Trong giai đoạn 2011 - 2015, TP Hồ Chí Minh sẽ ưu tiên phát triển các chương trình nhà ở xã hội và tái định cư. Việc thực hiện các chương trình nhà ở phải gắn liền với quá trình chỉnh trang và phát triển đô thị theo hướng ngày càng văn minh, hiện đại. Đồng thời hình thành các khu đô thị vệ tinh kết nối với hệ thống vận tải công cộng, giao thông đô thị. Tuy nhiên để có cơ sở xây dựng chiến lược phát triển cụ thể, các ngành chức năng và các cơ quan liên quan phải tiến hành nghiên cứu, đánh giá lại thị trường bất động sản theo hướng xác định rõ các nhu cầu khác nhau về nhà ở của người dân.
Cafeland.vn - Theo Hà Nội mới
VIP
KHU BIỆT THỰ ĐẲNG CẤP THỨ TRƯỞNG PHỐ ĐỐC NGỮ- BA ĐÌNH- NHÀ LÔ GÓC 3 THOÁNG
37 tỷ 500 triệu- 116m2
Ba Đình, Hà Nội
Hôm nay
0979531***
VIP
Nhà giá rẻ Quận 10 P.12 Cao Thắng ngang 9m dài 6m 1 trệt 2 lầu HC đủ.
5 tỷ 600 triệu- 54m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0911194***
VIP
Giỏ hàng Diamond - Celadon City mua trực tiếp từ CĐT chiết khấu 17%, nhà mới
6 tỷ 100 triệu- 96m2
Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0908567***
VIP
Bán shophouse Novaword Phan Thiết Mặt Tiền Biển Đẹp dãy Florida 1
7 tỷ 600 triệu- 120m2
Phan Thiết, Bình Thuận
Hôm nay
0917496***
VIP
Căn hộ Penisula - Mặt tiền sông Hàn - Đà Nẵng giá chỉ từ 2,4 tỷ/ căn
2 tỷ 400 triệu- 48m2
Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Hôm nay
0886052***
VIP
NHÀ SỔ HỒNG RIÊNG SIÊU ĐẸP ĐÓN TẾT, 1/ TÔ KÝ ,THỚI TAM THÔN ,HÓC MÔN
5 tỷ 990 triệu- 138m2
Huyện Hóc Môn , TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0977830***
VIP
Suất nội bộ giá chỉ từ 6,3tỷ, thanh toán chỉ 289tr/6 tháng duy nhất tại đây
125 triệu- 76m2
Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0962930***
VIP
BÁN GẤP 10X40=400M2 ĐẤT GẦN KCN SHR GIÁ 195 TRIỆU BAO MỌI PHÍ SANG TÊN
195 triệu- 400m2
Chơn Thành, Bình Phước
Hôm nay
0938889***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland