Ảnh minh hoạ
Bộ Nội vụ được giao đầu mối
Theo Quyết định 758 do Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký ban hành, Bộ Nội vụ giữ vai trò đầu mối, với loạt nhiệm vụ quan trọng phải hoàn thành trong quý II/2025.
Trước ngày 30/5, Bộ này phải trình Chính phủ nghị định về chế độ chính sách đặc thù cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bị ảnh hưởng bởi việc sáp nhập đơn vị hành chính, nhất là tại vùng cao, biên giới, hải đảo. Tiếp đó, trước 30/7, phải hoàn thành nghị định quy định chế độ tiền lương, phụ cấp trách nhiệm cho đội ngũ cấp xã sau sắp xếp.
Song song đó, Bộ Nội vụ cũng phải chủ trì xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương, trình Quốc hội trước ngày 5/5, làm cơ sở pháp lý cho việc hình thành mô hình chính quyền 2 cấp – không tổ chức cấp huyện – trong các tỉnh sáp nhập.
"Chốt" trụ sở, tài sản, con dấu… trước 30/6
Trước ngày 25/4, Bộ Xây dựng phải ban hành hướng dẫn lựa chọn vị trí, bố trí trụ sở làm việc và điều kiện đảm bảo hoạt động cho các cơ quan hành chính sau sắp xếp. Cùng thời điểm, Bộ Tài chính sẽ hoàn thành hướng dẫn xử lý tài sản, trụ sở công, nhà công vụ khi không còn tổ chức cấp huyện, cũng như việc quản lý, bàn giao, sử dụng tài sản dôi dư.
Về dấu hiệu pháp lý, Bộ Công an được giao hướng dẫn sử dụng con dấu của HĐND, UBND cấp xã, các tổ chức, doanh nghiệp… trước và sau khi sáp nhập. Theo kế hoạch, các đơn vị vẫn dùng con dấu cũ cho đến khi chính thức sáp nhập cấp tỉnh; việc khắc mới sẽ thực hiện sau khi có bộ máy hành chính ổn định, dự kiến hoàn tất hướng dẫn trước ngày 30/6.
Tái cơ cấu toàn diện hệ thống thanh tra, phân quyền mạnh cho địa phương
Quyết định 758 cũng đặt mục tiêu hoàn thành việc tổ chức lại hệ thống thanh tra cấp tỉnh đồng bộ với tiến trình sáp nhập, kết thúc thanh tra cấp huyện, trước ngày 30/6. Thanh tra Chính phủ đồng thời được giao chủ trì sửa đổi, bổ sung Luật Thanh tra, trình Quốc hội trước 5/5.
Ngoài ra, các bộ ngành như Tài chính, Tư pháp, Lao động - Thương binh & Xã hội… đều được yêu cầu khẩn trương xây dựng văn bản hướng dẫn phân định nhiệm vụ, thủ tục hành chính gắn với phân cấp, phân quyền tối đa cho địa phương, theo mô hình chính quyền 2 cấp. Thời hạn hoàn thành đồng loạt là ngày 30/6/2025.
-
Sau sáp nhập, TP.HCM có 3 trung tâm hành chính – chính trị
TP.HCM sẽ có tới ba trung tâm hành chính – chính trị đặt tại ba khu vực khác nhau, nếu đề án sáp nhập Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu vào TP.HCM được thông qua.
-
Danh sách 102 phường mới tại TP HCM
Dự kiến TP.HCM sau sắp xếp đơn vị hành chính còn 102 phường, xã. TP.HCM sẽ có phường Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định.
-
TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu dự kiến có 168 phường, xã sau sáp nhập
Hiện TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu đã họp, thống nhất 168 phường, xã sau sắp xếp đảm bảo không trùng tên và bất cập tại các địa bàn giáp ranh.








-
Dự kiến giảm 29 tỉnh, 6.714 xã và hơn 129.000 biên chế
Ngày 09/5/2025, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã báo cáo Chính phủ về tình hình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, dự kiến còn 3.321 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã trên cả nước.
-
Thủ tướng: Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ sắp xếp ĐVHC 2 cấp, bố trí đủ kinh phí chi trả cho người nghỉ việc
Tại Phiên họp về việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp ngày 9/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn trương bố trí đủ kinh phí, hướng dẫn tạm ứng kinh phí để chi trả ...
-
TP.HCM khi sáp nhập Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu có thể trở thành trung tâm kinh tế tầm khu vực
TP.HCM đang chuẩn bị bước vào một thời khắc lịch sử khi đề án sáp nhập với hai tỉnh liền kề là Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu đã được HĐND thành phố thông qua và trình Chính phủ trước ngày 1/5. Nếu được chấp thuận, siêu đô thị mới mang tên TP.HCM sẽ...