Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Chính phủ quán triệt trong Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 2 vừa ban hành.
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2025. Ảnh: VGP
Theo Nghị quyết, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án và tuân thủ kế hoạch giải ngân theo từng tháng, quý.
Xử lý nghiêm theo quy định đối với tổ chức, cá nhân cố tình chậm tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công, có hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đầu tư công; thay thế kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trì trệ, gây nhũng nhiễu, phiền hà...
Chính phủ giao các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao triển khai đồng bộ các Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo tổ chức bộ máy mới, bảo đảm hoạt động thông suốt, hiệu quả.
Rà soát, xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính cần điều chỉnh do tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mới. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện công tác sắp xếp chính quyền địa phương theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.
Trong đó Bộ Nội vụ được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương khẩn trương xây dựng Đề án tiếp tục sắp xếp, tổ chức bộ máy hành chính (cấp tỉnh, huyện, xã) tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, trình Đảng ủy Chính phủ bảo đảm chất lượng, tiến độ để kịp thời báo cáo Bộ Chính trị theo đúng yêu cầu tại Kết luận số 127.
Bộ Nội vụ cũng là đơn vị chủ trì tổng hợp ý kiến của các bộ, cơ quan, địa phương về nội dung đề xuất phân cấp, phân quyền để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng theo yêu cầu.
Chính phủ cũng quán triệt tăng cường phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực gắn với sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và chuẩn bị, tổ chức tốt đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng.
“Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng chạy chọt, lợi ích nhóm, lợi dụng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế để tham nhũng, tiêu cực”, nghị quyết của Chính phủ nêu rõ.
-
Quốc hội có thể họp sớm để kịp tiến độ sáp nhập tỉnh, xã
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, nhiều nội dung Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu hoàn thành trước 30/6/2025, dự kiến Kỳ họp thứ 9 có thể cần khai mạc sớm hơn thường lệ.
-
Thông tin lộ trình cụ thể việc Sáp Nhập Tỉnh, Bỏ Cấp Huyện
Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và bỏ cấp huyện đang được Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ chỉ đạo thực hiện nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Các thông tin mới nhất từ báo chí chính thống và cơ quan chức năng đã thông tin lộ trình cụ thể của đề án này, với những mốc thời gian rõ ràng và bước đi được xác định.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh nhiệm vụ cấp bách hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị để trình cấp có thẩm quyền.








-
Tổng Bí thư: Tập trung cho ý kiến chủ trương sắp xếp còn 34 tỉnh thành, giảm 50% cấp xã
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị các ủy viên Trung ương tập trung cho ý kiến về chủ trương sắp xếp đơn vị cấp tỉnh còn 34 tỉnh thành, không tổ chức cấp huyện, giảm khoảng 50% đơn vị cấp xã.
-
Dự kiến hoàn thành sáp nhập tỉnh trước 20/6
Về thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, kế hoạch nêu rõ trước 1/5, UBND cấp tỉnh lập hồ sơ đề án. Trước 30/5, Bộ Nội vụ lập hồ sơ đề án của Chính phủ để trình Quốc hội. Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra, Quốc hội xem xét, thông qua trước ...
-
Ngày 1/5 tới: 63 tỉnh, thành phải gửi đề án sắp xếp đơn vị hành chính về Bộ Nội vụ
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, nhiệm vụ sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp sẽ được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội trước 30/6....