Các chuyên gia cho rằng, kể cả 3 phương án đánh thuế của Bộ Tài chính áp dụng với biệt thự bỏ hoang chỉ như “muối bỏ bể”, còn quá nhẹ so với những căn biệt thự có trị giá hàng tỷ đồng mỗi căn hộ.

Bất chấp văn bản của UBND thành phố Hà Nội yêu cầu hoàn thiện biệt thự bỏ hoang, thậm chí áp dụng đánh thuế mức từ 5-10% của Bộ Tài chính đối với loại hình căn hộ này trong quý II. Thế nhưng, đến nay đã hết thời hạn quy định được hai tháng, các mệnh lệnh hành chính chỉ như “muối bỏ bể” không sức nặng, chỉ có số ít “nhà ma” được người dân đưa vào sử dụng. Theo dự thảo Thông tư chống rửa tiền đối với kinh doanh BĐS của Bộ Xây dựng mới đây, những căn biệt thự này có thể bị xếp vào hành vi nghi vấn rửa tiền.


“Xóa nhà ma khó như lên trời”


Theo thống kê mới đây của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), trên địa bàn Hà Nội có khoảng 700 căn biệt thự, nhà liền kề bỏ hoang. Tính đến quý II/2011, số căn biệt thự tại các khu đô thị được hoàn thiện vào ở không nhiều.


Ông Trần Đức Diễn, Giám đốc Sàn giao dịch bất động sản Maxland cho biết, biệt thự được xác định bỏ hoang là rất khó, chủ yếu hiện nay vẫn xem các biệt thự xây thô không có người ở là biệt thự bỏ hoang. Thêm vào đó, các khu đô thị phát triển không đồng bộ về hạ tầng và tiện ích sống như giao thông, chợ, khu mua sắm, trường học, thậm chí điện, nước…, lỗi không chỉ của người mua mà còn là của người bán.


Theo khảo sát, tại các khu đô thị hoang như: Khu đô thị Quang Minh, An Sinh, Văn Phú, khu đô thị mới Tân Tây Đô…, chúng tôi chứng kiến tận mắt cảnh hạ tầng đường sá ngổn ngang, cỏ mọc um tùm, rêu mốc xanh. Đặc biệt hạ tầng xã hội như xây dựng trường học, bệnh viện, siêu thị vẫn chưa được chủ đầu tư triển khai như đã cam kết với khách hàng. Chính điều này, khiến khách hàng không mấy mặn mà chuyển về ở.


Biệt thự bỏ hoang: Nghi ngờ rửa tiền

Hà Nội vẫn còn khá nhiều biệt thự bỏ hoang (ảnh minh hoạ)


Đó cũng là nhận định của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam. Theo ông Nam, biệt thự bỏ hoang đa phần đều có chủ. Lý do người mua không vào ở ngay là do hạ tầng, đường sá yếu kém, không kết nối được các dịch vụ xã hội với nhau như bệnh viện, trường học…


Một quan chức của UBND TP Hà Nội bức xúc, khi ban hành văn bản xóa “nhà ma” gửi tới các chủ đầu tư (CĐT), yêu cầu khách hàng gấp rút hoàn thiện biệt thự, nhà liền kề được dư luận rất đồng tình, song đến nay đã hết thời hạn hai tháng mà vẫn “đắp chiếu” không vào ở.


Chế tài xử phạt chưa nghiêm


“Chính sách và chế tài xử phạt biệt thự bỏ hoang của nhà nước chỉ là “phép thử” ban đầu đối với phân khúc này, song khi mệnh lệnh hành chính không còn phù hợp, thay vào đó là những biện pháp và chế tài xử lý mạnh tay của các cấp chính quyền sở tại ở mỗi địa phương như: Rà soát, hậu kiểm những căn hộ, xử phạt thật nặng CĐT và người mua không hoàn thiện công trình trong thời gian nhất định, thì mới có thể làm thay đổi cảnh quan đô thị”, ông Nguyễn Văn Bình, NĐT địa ốc Hà Nội phàn nàn.

Các chuyên gia cho rằng, kể cả 3 phương án đánh thuế của Bộ Tài chính áp dụng với biệt thự bỏ hoang chỉ như “muối bỏ bể”, còn quá nhẹ so với những căn biệt thự có trị giá hàng tỷ đồng mỗi căn hộ.


Hà Nội vẫn còn khá nhiều biệt thự bỏ hoang (ảnh minh hoạ)

Biệt thự bỏ hoang bị nghi ngờ rửa tiền?


Nói về dự thảo áp thuế từ 5 - 10% đối với “nhà vô chủ”, ông Diễn cho rằng, nó chỉ tác động một phần đến thái độ của NĐT, nhưng để xóa bỏ hiện tượng đầu cơ đối với phân khúc này là rất khó, vì lợi nhuận của đầu cơ mà NĐT được hưởng là rất lớn.


“Vấn đề xử lý biệt thự bỏ hoang không phải nằm ở chế tài xử phạt như thế nào, vì nó ảnh hưởng đến cả người mua ở thực. Bởi lẽ khi họ muốn dọn về ở, thì chủ đầu tư chưa hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng xã hội nên họ không muốn dọn về ở”, ông Diễn lý giải.


Trong khi rất nhiều người dân hiện đang không có nhà ở, thì tình trạng nhà biệt thự bỏ hoang trị giá hàng tỷ đồng vừa làm xấu cảnh quan đô thị, gây bức xúc lớn trong dư luận người dân bởi trào lưu NĐT “tậu nhà ma” để đầu cơ “găm hàng” đợi được giá mới bán kiếm lời.

  • Chủ biệt thự bỏ hoang: 'Điếc không sợ súng'

    Chủ biệt thự bỏ hoang: 'Điếc không sợ súng'

    Bất chấp văn bản của UBND thành phố Hà Nội yêu cầu hoàn thiện biệt thự bỏ hoang, thậm chí áp dụng đánh thuế từ 5 - 10% đối với loại hình căn hộ này trong quý II của Bộ Tài chính, nhưng thời hạn quy định đã hết 2 tháng nay, mà biệt thự hoang vẫn tiếp tục vô chủ.

Theo Anh Đức (Người đưa tin)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.