Theo quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Mục tiêu đến năm 2030, An Giang là tỉnh phát triển khá trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long; có kinh tế phát triển năng động, hài hòa và bền vững; là trung tâm nghiên cứu phát triển giống và sản xuất nông nghiệp, thủy sản, dược liệu ứng dụng công nghệ cao; trung tâm du lịch sinh thái của vùng;…
Quy hoạch đến năm 2030, toàn tỉnh An Giang có 27 đô thị, gồm 1 đô thị loại 1; 1 đô thị loại 2; 2 đô thị loại 3; 12 đô thị loại 4 và 11 đô thị loại 5. Trong đó, phấn đấu đến năm 2030 thị xã Tân Châu trở thành thành phố trực thuộc tỉnh.
Phấn đấu đến năm 2030 thị xã Tân Châu trở thành thành phố trực thuộc tỉnh An Giang.
Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh An Giang đặt ra 3 nhóm mục tiêu về kinh tế; xã hội và môi trường với 13 mục tiêu cụ thể, trong đó có mục tiêu về kinh tế với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân 7%/năm; GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt trên 157 triệu đồng/năm; kinh tế số đạt trên 20% GRDP.
Các đột phá phát triển gồm: Xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách nhằm thu hút các nguồn lực, nhà đầu tư trong và ngoài nước vào các lĩnh vực đột phá phát triển như nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, dịch vụ, du lịch, logistics và chuyển đổi số.
Tập trung huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông và đẩy mạnh đầu tư phát triển các hành lang kinh tế, trọng tâm là hành lang kinh tế Châu Đốc - Long Xuyên; hành lang kinh tế biên giới Tịnh Biên - Châu Đốc - An Phú - Tân Châu (Khu Kinh tế cửa khẩu tỉnh An Giang), các khu, cụm công nghiệp, đô thị động lực; mạng lưới hạ tầng thương mại và dịch vụ chất lượng cao.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số; đồng thời, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút đào tạo, trọng dụng, đãi ngộ nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của tỉnh.
Tỉnh An Giang sẽ tập trung huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông và đẩy mạnh đầu tư phát triển các hành lang kinh tế, trọng tâm là hành lang kinh tế Châu Đốc - Long Xuyên; hành lang kinh tế biên giới Tịnh Biên - Châu Đốc - An Phú - Tân Châu (Khu Kinh tế cửa khẩu tỉnh An Giang); phát triển các khu, cụm công nghiệp, đô thị động lực; mạng lưới hạ tầng thương mại và dịch vụ chất lượng cao.
-
Bộ Giao thông Vận tải nói gì về tiến độ loạt dự án cầu đường nghìn tỉ ở An Giang?
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản trả lời cử tri An Giang liên quan đến tiến độ triển khai của các dự án cầu Tân Châu – Hồng Ngự, cầu Thuận Giang và Quốc lộ N1, N2. Đây đều là những hạ tầng giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh An Giang.








-
An Giang thúc tiến độ dự án đường ven biển Hòn Đất - Kiên Lương
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang yêu cầu các nhà thầu tập trung nhân lực, vật lực, thiết bị đảm bảo đủ khối lượng, đúng thời hạn, tiến độ thi công các công trình trọng điểm, kịp thời phục vụ cho hội nghị APEC 2027....
-
Ý kiến của Phó Thủ tướng về đầu tư tuyến Quốc lộ 80C tại tỉnh An Giang
UBND tỉnh An Giang được giao thực hiện việc đầu tư, quản lý, sử dụng, khai thác Quốc lộ 80C theo thẩm quyền quy định tại Luật Đường bộ và Nghị định số 165/2024/NĐ-CP của Chính phủ.
-
Đông Tây Land ký kết phân phối độc quyền Villa Coral Hawaii – Meyhomes Capital Phú Quốc
Ngày 19/06/2025, tại khách sạn Grand Mercure Hà Nội, lễ ký kết phân phối độc quyền Phân khu Villa Coral Hawaii – Dự án Meyhomes Capital Phú Quốc đã chính thức diễn ra giữa chủ đầu tư MeyGroup và Công ty Cổ phần Đông Tây Land. Đây là dấu mốc quan trọn...