Theo đánh giá của Đoàn giám sát HĐND Hà Nội, 5 năm qua đã có 82 đồ án quy hoạch đã được UBND TP phê duyệt và 122 đồ án được điều chỉnh. Tuy nhiên, chất lượng một số đồ án quy hoạch chi tiết chưa bảo đảm dẫn đến phải điều chỉnh quy hoạch, thậm chí điều chỉnh nhiều lần. Có quy hoạch chưa thực hiện đã điều chỉnh do thiếu tính khả thi.
Khu đô thị Nam Trung Yên đã 8 lần điều chỉnh quy hoạch cục bộ nhưng vẫn chưa thể hoàn thành hệ thống hạ tầng kỹ thuật, một số công trình dịch vụ, công trình công cộng và xã hội hóa chưa được triển khai. Người dân vào ở khu đô thị Linh Đàm hơn 10 năm nhưng các dự án chỉnh trang, hệ thống cây xanh vẫn đang triển khai, trường học chưa xây dựng, không có đất làm trụ sở phường, tổ dân phố...
Người dân khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính bức xúc vì quy hoạch nhiều lần bị điều chỉnh. Ảnh: ĐL
Ngoài ra, nhiều quy hoạch “treo” đã ảnh hưởng đến quyền lợi, đời sống nhân dân. Nằm trong vùng quy hoạch, các hộ dân không được cấp sổ đỏ, không được cấp phép xây dựng nên không thể cải tạo nhà, buộc phải chấp nhận điều kiện ở tồi tàn. Dù được phê duyệt từ 19 năm trước nhưng hàng loạt dự án chưa được triển khai như đường vành đai 1, nút Nguyễn Khuyến, công viên Đống Đa.
Theo đoàn giám sát, việc chủ đầu tư các khu đô thị, nhà ở xin tăng chiều cao công trình, tăng hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng, chuyển chức năng sử dụng đất từ cây xanh, công trình công cộng sang hỗn hợp, nhà ở cao tầng... đã gia tăng áp lực dân số lên hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội khu vực, gây bức xúc dư luận.
Công tác thanh tra, kiểm tra quản lý và thực hiện quy hoạch còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc xử lý sai phạm còn hạn chế, khắc phục hậu quả chậm. Ngoài ra, việc khớp nối hạ tầng kỹ thuật, quản lý xây dựng giữa một số dự án khu đô thị, khu nhà ở mới với khu dân cư liền kề hoặc giữa các dự án khu đô thị, khu nhà liền kề còn thiếu đồng bộ, gây bức xúc và khó khăn cho người dân.
HĐND thành phố cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm siết công tác quản lý và thực hiện quy hoạch xây dựng như Hà Nội cần triển khai đầy đủ các quy định của Luật Quy hoạch đô thị, nâng cao chất lượng quy hoạch, đảm bảo tính đồng bộ... Đặc biệt, thành phố cần thu hồi đất mà chủ đầu tư không triển khai dự án, đẩy nhanh tiến độ cấp sổ đỏ cho người dân, doanh nghiệp.
Thời gian qua, UBND Hà Nội đã nhiều lần rà soát việc xây dựng công trình hạ tầng xã hội tại các khu đô thị song tiến độ vẫn rất chậm, tại 10 khu đô thị đã đưa vào sử dụng, chỉ có 4 trường công lập. Khu đô thị Yên Hòa (Cầu Giấy) còn thiếu các công trình thương mại, hệ thống cây xanh, vườn hoa. Tại khu đô thị Mỹ Đình 2, Hà Nội yêu cầu rà soát việc sử dụng đất lô CC3, nếu sai phạm sẽ thu hồi để làm trường học. Hàng loạt các dự án như khu đô thị Nam Trung Yên, khu đô thị mới Định Công, Mỹ Đình chưa xây dựng trường học.
Phần lớn chủ đầu tư khu đô thị, khu tái định cư chỉ quan tâm xây dựng công trình để thu hồi vốn kinh doanh như nhà ở kinh doanh, công trình hỗn hợp, thương mại dịch vụ... còn công trình hạ tầng xã hội chưa được quan tâm.
-
“Tái cơ cấu” lực lượng Thanh tra xây dựng
Từ ngày 15/5, Nghị định 26/2013/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Xây dựng chính thức có hiệu lực với nhiều điểm mới như không tổ chức lực lượng Thanh tra xây dựng cấp xã, phường... Phóng viên Báo Điện tử Chính phủ đã có cuộc trao đổi với TS. Phạm Gia Yên, Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng, xung quanh vấn đề này.
-
Hỗ trợ xây sửa nhà cho hộ gia đình có công
Theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành từ 15/6/2013, người có công với cách mạng được hỗ trợ 20-40 triệu đồng để sửa chữa, xây mới nhà ở.
-
8 lần điều chỉnh quy hoạch chưa xong hạ tầng
HĐND TP Hà Nội vừa công bố kết quả Đoàn giám sát tình hình quản lý và thực hiện quy hoạch xây dựng trên địa bàn toàn thành phố. Theo đó, phần lớn các chủ đầu tư đều mượn cớ điều chỉnh quy hoạch để tăng quyền lợi cho mình, dồn cái khó cho cộng đồng.