CafeLand - Ngay sau khi bị chao đảo bởi cuộc chiến trang thương mại Trung – Mỹ, kinh tế thế giới lại tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Nhiều nhà kinh tế cho rằng kinh tế giới chịu mức khủng khoảng chưa từng có kể từ cuộc đại suy thoái năm 30 của thế kỷ trước. Trong một báo cáo mới đây, IMF cũng dự báo kinh tế toàn cầu sẽ bị suy giảm đến 4,9% trong năm 2020. Vậy các nền kinh tế hiện nay đang ra sao?

Xuất hiện làn sóng Đại dịch Covid-19 lần thứ 2

Thống kê đến ngày 02/07, cả thế giới có gần 11 triệu người nhiễm Covid -19, số người chết đã lên tới 523 nghìn người, số người phục hồi là 6,14 triệu người, số ca đang còn nhiễm khoảng 4,3 triệu. Hoa Kỳ là quốc gia có số người nhiễm bệnh nhiều nhất với 2,83 triệu người, đứng thứ 2 đang là Brazil với 1,5 triệu người, Nga đứng thứ 3 với 661 nghìn người. Dịch bệnh này đang lây lan rất nhanh tại các quốc gia châu Mỹ La Tinh và Ấn Độ.

Trung Quốc nơi được xem là khởi phát của dịch bệnh nay tốc độ lây lan gần như đã được chặn đứng (số liệu thống kê chính thức). Nước này hiện nay cũng chỉ còn có 416 người nhiễm bệnh. Việt Nam theo số liệu thống kê chính thức mới chỉ có 355 người nhiễm bệnh, trong đó chỉ còn 15 người chưa khỏi. Việt Nam đứng thứ 156 về số người nhiễm bệnh trong số 215 quốc gia, vùng lãnh thổ có người nhiễm.

Hiện nay, hầu hết các quốc gia đều đã mở cửa lại các hoạt động kinh tế sau một thời gian dài đóng cửa dù số người nhiễm bệnh hàng ngày vẫn đang rất cao với hơn 200 nghìn người nhiễm bệnh mỗi ngày. Trước hiện tượng này, nhiều người dự báo sẽ có một làn sóng lây nhiễm thứ 2 sẽ bùng phát khi các nền kinh tế mở cửa trở lại. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng đây là hiện tượng “bình thường mới” cần thiết để cứu các nền kinh tế khỏi nguy cơ suy giảm sâu hơn nữa.

Tình hình Covid 19

Nguồn: Worldometers

Kinh tế suy giảm mạnh nhất kể từ chiến tranh thế giới thứ 2

Trước sự tàn phá của dịch bệnh mọi hoạt động kinh tế gần như bị ngưng trệ. Đặc biệt, các biện pháp cách ly đã làm cho mọi hoạt động dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề. Các nền kinh tế phát triển nơi mà 60-80% GDP xuất phát từ dịch vụ đã bị ảnh hưởng mạnh nhất.

Số liệu thống kê kinh tế Quý 1/2019 cho thấy GDP quý 1 ở hầu hết quốc gia đều suy giảm mạnh. Quốc gia khởi phát của dịch bệnh Covid-19 là Trung Quốc, GDP đã giảm tới 9,8%, mức giảm chưa từng có sau chiến tranh từ trước tới nay ở Quốc Gia này. Nước Mỹ và châu Âu mặc dù dịch bệnh chỉ mới bùng phát vào cuối quý 1 nhưng GDP cũng đã giảm ở mức hết sức trầm trọng. GDP của Mỹ giảm tới 5%, bình quân châu Âu giảm tới 3,6%, trong đó Ý, Pháp, Tây Ban Nha giảm trên 5%.

Tăng trưởng GDP

Nguồn: IMF

Các nhà kinh tế đều cho rằng mức suy giảm tồi tệ của các nền kinh tế sẽ rơi vào quý 2 và quý 3 năm nay. Báo cáo mới nhất của IMF dự báo kinh tế thế giới có thể sẽ giảm 4,9% vào năm nay, tăng gần 2 điểm phần trăm so với số liệu dự báo trước đó chỉ khoảng 1 tháng. Các nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề là châu Âu giảm 10,2%, một loạt quốc gia chủ chốt khu vực này như Pháp, Ý, Tây Ban Nha có mức giảm trên 12%, Anh có mức giảm trên 10%.

Nền kinh tế số 1 thế giới và đồng thời có số người bị nhiễm bệnh nhiều nhất là Mỹ, kinh tế cũng bị suy giảm 8%, đây là con số suy giảm mạnh nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Các nền kinh tế khác ở châu Mỹ La Tinh và vùng Caribbean cũng chịu sự ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh. Bình quân GDP khu vực này giảm tới 9,4%, trong đó Brazil giảm 9,1%, còn Mexico giảm tới 10,5%.

Không thoát khỏi quy luật chung đó, hai quốc gia đang chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh là Ấn Độ và Nga GDP cũng được dự báo sẽ giảm lần lượt 4,5 và 6,6%. Đây là mức suy giảm mạnh nhất của các quốc gia nay sau nhiều năm.

Trung Quốc nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới và tốc độ tăng trưởng luôn rất cao trước đó nhưng năm 2020 được dự báo chỉ còn tăng trưởng 1%. Dù vậy, đây cũng được xem là mức khả quan so với nhiều quốc gia khác. Trung Quốc đã tạo nên kỳ tích khi về cơ bản đã khống chế được dịch bệnh. Tuy nhiên, cái giá phải trả cho việc khống chế dịch bệnh của quốc gia này cũng rất lớn bởi các biện pháp cách li xã hội mạnh mẽ. Bên cạnh đó, mô hình tăng trưởng nhờ xuất khẩu của quốc gia này trong nhiều năm qua cũng bị ảnh hưởng nặng nề khi thương mại toàn cầu đang bị suy giảm. Cụ thể, cũng theo báo cáo của IMF, tổng kim ngạch thương mại toàn cầu năm 2020 sẽ suy giảm 11,9%. Trong đó, các nền kinh tế phát triển giảm tới 13,4%, nền kinh tế đang phát triển giảm 9,4%.

Bên cạnh suy giảm kinh tế thì hiện các quốc gia đang đối mặt với các vấn đề trầm trọng khác là tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao. Tỷ lệ thất nghiệp tại Hoa Kỳ hiện tại lên tới 13,3%, giảm mạnh so với mức hơn 16% của tháng trước. Dù vậy, đây vẫn được xem là mức thất nghiệp cao nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 của nước này. Tỷ lệ thất nghiệp tại các nền kinh tế khác cũng cũng tăng rất mạnh như Trung Quốc, châu Âu…

Tăng trưởng GDP Hòa Kỳ trong 80 năm qua

Nguồn: BEA

Hoàng Nam
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch

    eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch

    Tìm hướng đi mới, xoay chuyển tình thế từ bị động sang chủ động gắn với tinh thần “3T” là cách mà Sun Group lựa chọn để đối mặt và vượt qua những thách thức mà đại dịch Covid-19 đặt ra. Trong một buổi trò chuyện cuối năm, bà Nguyễn Ngọc Thuý Linh, Tổ...

  • Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục

    Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục

    Đại dịch làm khối lượng tài sản của người giàu tăng lên nhanh chóng. Theo báo cáo, số cá nhân sở hữu tài sản trị giá trên 30 triệu USD đã tăng gần 10% vào năm ngoài. Điều này kéo theo nhu cầu cao kỷ lục đối với các bất động sản cao cấp hoặc những ngô...

  • Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền

    Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền

    Từ dạo bước chân vào làm homestay dù quy mô nhỏ xíu, mọi người vẫn mặc định tôi đang kinh doanh và thường hỏi về lợi nhuận. Đã là lợi nhuận thì nhất định câu trả lời phải bằng những con số, mọi câu trả lời khác được đánh giá thuộc dạng né tránh hoặc ...

 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.