Doanh nhân Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Phú Thái Holdings Group
Là Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp gia đình Việt Nam, ông có thể phân tích rõ hơn về bức tranh chuyển giao thế hệ kế nghiệp (thế hệ F2) tại các công ty gia đình hiện nay?
Những năm gần đây được xem là giai đoạn nhiều doanh nghiệp gia đình Việt Nam thực hiện chuyển giao. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra với các doanh nghiệp gia đình là làm sao tìm được thế hệ kế cận phù hợp.
Một trong những áp lực lớn nhất trong chuyển giao thế hệ mà các doanh nghiệp đang đối mặt là sự khác biệt về tư duy và văn hóa. Thế hệ sáng lập (F1) thường dựa vào kinh nghiệm và quan hệ, trong khi thế hệ kế cận (F2) được đào tạo bài bản ở nước ngoài, tiếp cận với tư duy và văn hóa phương Tây. Sự khác biệt này có thể dẫn đến xung đột trong quản lý và điều hành doanh nghiệp.
Thách thức tiếp theo là thiếu kế hoạch chuyển giao rõ ràng. Nhiều doanh nghiệp gia đình chưa có kế hoạch chuyển giao cụ thể, dẫn đến sự lúng túng khi thực hiện quá trình này. Ngoài ra, nhiều F2 hiện nay không muốn tham gia vào doanh nghiệp gia đình hoặc doanh nghiệp gia đình chuyển giao sang thế hệ F2 nhưng cuối cùng vẫn phải chuyển lại, vì F2 không gánh được bài toán quản trị quá lớn.
Thực tế, sức lực F1 tại các doanh nghiệp gia đình vẫn còn, vẫn quản trị được ở thời điểm này. Nhưng trong tương lai, khi sức khỏe của lãnh đạo giảm sút, kiến thức dần cạn kiệt, nếu doanh nghiệp gia đình quy mô lớn không tìm được người kế nghiệp phù hợp thì đó là sự thiệt thòi cho nền kinh tế Việt Nam.
Như ông vừa chia sẻ phần lớn một lớp doanh nhân trẻ đang dần xuất hiện đều có một điểm chung là tu nghiệp ở nước ngoài, được tiếp cận văn hóa và tư duy phương Tây thay vì Đông Âu như thế hệ doanh nhân đi trước. Theo ông, điều này tạo ra những thuận lợi nào với thế hệ F2 trong kế nghiệp?
Thế hệ doanh nhân trẻ, với nền tảng học tập và trải nghiệm từ môi trường quốc tế, đặc biệt là tư duy phương Tây, sở hữu nhiều lợi thế đáng kể. Tư duy quản trị hiện đại cho phép họ áp dụng các mô hình tiên tiến, lãnh đạo theo cách tiếp cận mới mẻ và giải quyết vấn đề dựa trên dữ liệu một cách hiệu quả. Những kiến thức và kỹ năng này giúp họ triển khai các chiến lược kinh doanh nhanh chóng và phù hợp với bối cảnh thị trường toàn cầu.
Hơn thế nữa, kinh nghiệm sống và làm việc trong môi trường đa quốc gia giúp thế hệ F2 không chỉ xây dựng mạng lưới quan hệ quốc tế mà còn thấu hiểu cách vận hành của thị trường toàn cầu, tạo ra những cơ hội to lớn để mở rộng xuất khẩu và thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Đồng thời, khả năng tiếp cận với các xu hướng mới và công nghệ hiện đại giúp lớp doanh nhân trẻ đẩy mạnh các sáng kiến đổi mới, ứng dụng chuyển đổi số, và cải tiến mô hình kinh doanh.
Tuy nhiên, để đạt được sự phát triển bền vững, thế hệ kế thừa cần biết cách cân bằng giữa việc tiếp thu tư duy hiện đại và gìn giữ các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp gia đình, vốn là nền tảng vững chắc cho sự thành công lâu dài.
Dù được trang bị nền tảng kiến thức rất bài bản và chắc chắn trong nhiều năm ở nước ngoài, song có lẽ những điều đó cũng chưa đủ làm nên thành công của một cuộc chuyển giao, khi thực tế trên thương trường đã có những cuộc chuyển giao thất bại, thưa ông?
Đúng vậy, nền tảng kiến thức bài bản chỉ là điều kiện cần, nhưng chưa đủ để đảm bảo một cuộc chuyển giao thành công. Trong thực tế, chuyển giao thất bại thường bắt nguồn từ sự thiếu thấu hiểu về văn hóa và triết lý kinh doanh của doanh nghiệp gia đình. Dù có chuyên môn vững vàng, thế hệ kế cận vẫn khó điều hành hiệu quả nếu không nắm rõ các giá trị cốt lõi cũng như mối quan hệ truyền thống với đối tác và khách hàng.
Bên cạnh đó, sự khác biệt về phong cách lãnh đạo và cách tiếp cận vấn đề giữa các thế hệ dễ dẫn đến mâu thuẫn, làm ảnh hưởng đến sự ổn định của doanh nghiệp. Thêm vào đó, kinh nghiệm thực chiến là yếu tố không thể thiếu. Thương trường đầy biến động đòi hỏi khả năng ra quyết định nhanh chóng và nhạy bén - điều mà chỉ kiến thức học thuật không thể thay thế.
Vì vậy, vai trò của thế hệ sáng lập không dừng lại sau khi chuyển giao. Họ cần tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ và xây dựng một lộ trình chuyển giao cụ thể, trong đó kết hợp giữa đào tạo lý thuyết và trải nghiệm thực tế. Đây chính là chìa khóa để đảm bảo sự tiếp nối và phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Ông có lời nhắn nào với các doanh nghiệp gia đình nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung?
Tôi cho rằng thế hệ F1 cần lên kế hoạch tìm người kế nghiệp phù hợp, nếu không phải con cháu thì tính đến người ngoài để tiếp nối quy mô phát triển doanh nghiệp, còn hơn là để doanh nghiệp thu hẹp hoặc phải ra nước ngoài.
Đối với các doanh nghiệp gia đình, chúng tôi luôn thấy rằng quá trình chuyển giao thế hệ không chỉ là thử thách mà còn là cơ hội để làm mới và phát triển. Điều quan trọng nhất là xây dựng nền tảng văn hóa doanh nghiệp vững chắc, nơi mà các thế hệ trong gia đình tôn trọng lẫn nhau, có thể tìm được sự hòa hợp giữa giá trị truyền thống và những ý tưởng đổi mới. Một lộ trình chuyển giao rõ ràng, kết hợp giữa đào tạo bài bản và trải nghiệm thực tế, sẽ giúp đảm bảo sự tiếp nối bền vững trong tương lai.
Với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, tôi mong rằng chúng ta hãy luôn sẵn sàng đổi mới và thích nghi. Đầu tư vào công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và mở rộng hợp tác quốc tế sẽ là những yếu tố then chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh. Một doanh nghiệp mạnh không chỉ là niềm tự hào của gia đình, mà còn góp phần xây dựng một nền kinh tế Việt Nam thịnh vượng và bền vững. Tôi tin rằng nếu chúng ta cùng nhau nỗ lực, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể khẳng định vị thế mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu.
Doanh nghiệp gia đình Việt Nam luôn có khát vọng cống hiến cho xã hội. Do vậy, tôi cũng mong rằng Đảng và Nhà nước quan tâm, có nhiều chủ trương khuyến khích doanh nghiệp gia đình phát triển trong bối cảnh Việt Nam còn chưa có trường học, học viện đào tạo nào phù hợp cho thế hệ F2 trong các doanh nghiệp gia đình.
Xin cảm ơn ông!
-
Công ty Cổ phần Vinhomes (mã chứng khoán: VHM) vừa có văn bản số 411/2024/CV-VHM gửi UBCKNN, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) liên quan đến việc chuyển nhượng vốn góp tại công ty con.
-
Khoản lãi nghìn tỷ của ông lớn bất động sản khu công nghiệp Becamex IDC đến từ đâu?
Sau khi chuyển nhượng đất cho đối tác, Becamex IDC báo lãi sau thuế hơn 2.300 tỷ đồng trong năm 2023, cao nhất từ năm 2020 đến nay.
-
Gia tộc quyền lực nhất Đài Loan lập quỹ 160 triệu USD rót vốn vào Việt Nam
CafeLand - Quỹ đầu tư Dragon Capital vừa thông báo rằng CTBC Investments – một trong những công ty quản lý tài sản hàng đầu tại Đài Loan (Trung Quốc) - đã ra mắt quỹ CTBC Vietnam Equity Fund, trong đó Dragon Capital là đơn vị tư vấn cho quỹ này. CTBC Investments do CTBC Holdings sở hữu 100% vốn, được thành lập bởi gia tộc Koo - một trong những gia tộc quyền lực nhất Đài Loan và giàu nhất Châu Á.








-
Trụ sở dôi dư sau sáp nhập hành chính sẽ được sử dụng ra sao?
Bộ Tài chính vừa có hướng dẫn mới về xử lý tài sản công sau khi sắp xếp lại các đơn vị hành chính. Theo đó, trụ sở làm việc và cơ sở sự nghiệp không còn nhu cầu sử dụng sẽ được ưu tiên bố trí lại, chuyển đổi công năng, hoặc cho thuê gắn với quyền sử ...
-
Căn hộ mới dưới 50 triệu đồng/m2 chỉ chiếm 13% tại thị trường TP.HCM
Thị trường căn hộ TP.HCM tiếp tục đối mặt với tình trạng khan hiếm nguồn cung, đặc biệt là các dự án căn hộ vừa túi tiền khi nguồn cung căn hộ mới có giá dưới 50 triệu đồng/m2 chỉ chiếm 13% trong quý đầu năm 2025....
-
Ôm biệt thự Hà Nội 5 năm qua: Lời to hơn gửi ngân hàng 10 năm
Trong lúc nhiều kênh đầu tư biến động kinh tế, thì bất động sản thấp tầng Hà Nội, đặc biệt là phân khúc biệt thự — lại âm thầm mang về mức sinh lời khiến giới đầu tư phải trầm trồ. Theo báo cáo mới nhất từ Savills Việt Nam, giá biệt thự tại Thủ đô đã...