Hình minh họa
Trả lời:
Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng
Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng được quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật Đất đai:
- Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất để bảo tồn bản sắc dân tộc gắn với phong tục, tập quán của các dân tộc;
- Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ đất được giao, được sử dụng đất kết hợp với mục đích sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, không được chuyển sang sử dụng vào mục đích khác".
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp được quy định theo Khoản 5 điều 100 Luật đất đai 2013 quy định:
- Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này và đất đó không có tranh chấp, được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Theo quy định của Luật Đất đai 2013, Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, không được chuyển sang sử dụng vào mục đích khác và phải có trách nhiệm bảo vệ đất được giao; được công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp nếu đất đó không có tranh chấp và được UBND cấp xã xác nhận đất sử dụng chung cho cộng đồng.
Do đó, cộng đồng dân cư sử dụng đất bị hạn chế một số quyền như không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất căn cứ khoản 2 điều 181 Luật Đất đai 2013.
Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp
Điều 70 nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư như sau:
Bước 1: Người đại diện cho cộng đồng dân cư sử dụng đất nộp hồ sơ tại UBND cấp xã hoặc văn phòng đăng ký đất đai theo quy định để làm thủ tục đăng ký. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mẫu;
- Một trong các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất như giấy tờ được Nhà nước chế độ cũ giao đất nông nghiệp (nếu có);
Bước 2: UBND cấp xã có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện các công việc như sau:
- Xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dung kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch.
- Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi xác minh nguồn gốc sử dụng đất, UBND cấp xã phải thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có);
- Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở UBND cấp xã và khu dân cư nơi có đất trong thời hạn 15 ngày.
Bước 3: Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc như sau:
- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai thì gửi hồ sơ đến UBND cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả;
- Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất
- Kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký;
- Cập nhật thông tin thửa đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có);
- Gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính; chuẩn bị hồ sơ để Phòng tài nguyên và môi trường trình ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; cập nhật bổ sung việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
Bước 4: Phòng tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc sau:
- Kiểm tra hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Văn phòng đăng ký đất đai
Bước 5: Trao Giấy chứng nhận cho đại diện cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp.
-
Đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được thừa kế?
Gia đình tôi được cấp sổ đỏ đất nông nghiệp năm 1992 do ba đứng tên. Hiện ba tôi đã mất, tôi thừa kế mảnh đất đó thì phát hiện sổ đỏ đã hết hạn sử dụng đất. Xin hỏi tôi có được thửa kế đất đó không và có được gia hạn thời gian sử dụng đất? Xin cảm ơn.
-
Thí điểm mở rộng xây nhà ở thương mại trên đất nông nghiệp: Lối thoát cho hàng trăm dự án nhà ở
VARS cho rằng, thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng với đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm nhà ở thương mại trong 5 năm sẽ tháo gỡ khó khăn về pháp lý cho các dự án nhà ở thương mại đang bị “kẹt” vì không có yếu tố đất ở....
-
Xác định, phân loại đất nông nghiệp thế nào?
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 116 Luật Đất đai 2024, trường hợp hộ gia đình, cá nhân chuyển từ đất nông nghiệp trong khu dân cư, đất nông nghiệp trong thửa đất có đất ở, đất phi nông nghiệp sang đất ở thì chỉ căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất hoặc qu...
-
Bị phạt tới 200 triệu đồng nếu sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác trái phép
Đây là quy định được đưa ra tại Nghị định 123/2024/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 4/10/2024 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.