Nhà tôi có 2 anh em trai, 1 chị gái. Ba mẹ trước khi mất có nói đến chuyện chia nhà đất nhưng do có nhiều biến cố phát sinh ngoài ý muốn nên giờ khiến tôi rất băn khoăn.
Trước đây, ba mẹ có nói sau khi mất nhà và đất hiện có sẽ chia làm ba phần bằng nhau cho 3 chị em. Tuy nhiên, chị gái tôi sau khi lấy chồng ở xa nên không nhận phần thừa kế đó, chỉ còn tôi và anh trai hưởng. Đùng một cái anh trai tôi biệt xứ, hơn chục năm không có tin tức. Trong thời gian đó, đất tôi vẫn để phần anh. Cách đây 1 năm, mẹ tôi bảo giờ không hi vọng anh trở về nữa nên tôi có thể thừa kế hết. Tôi đã xây nhà trọ cho thuê trên đất đó.
Mới đây, anh trai tôi bỗng trở về, đưa theo vợ con và có ý lấy phần kia. Vậy xin hỏi tôi có bị buộc phải trả lại phần đất đó không. Nay cả ba mẹ tôi đều đã mất.
ngochuydongmuong@...
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến văn phòng chúng tôi, thắc mắc của bạn có 2 vấn đề cần giải quyết như sau:
Thứ nhất, bản di chúc bằng miệng.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 649 BLDS 2005:
“ Di chúc phải được lập thành văn bản, nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng”
Tuy nhiên, di chúc bằng miệng được công nhận là hợp pháp khi thõa mãn các điều kiện được quy định tại Khoản 5 Điều 652 BLDS 2005:
“ Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 2 người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực”.
Theo như nội dung câu hỏi của bạn đưa ra thì di chúc miệng mà bố mẹ của bạn để lại có người làm chứng nhưng những người làm chứng đó lại không ghi chép lại, không cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Do vậy. di chúc miệng mà bố mẹ bạn để lại không hợp pháp, do vậy nó không có hiệu lực pháp luật.
Như vậy, khối di sản mà bố mẹ bạn để lại sẽ được chia theo pháp luật. Những người được hưởng thừa kế theo pháp luật của bố mẹ của bạn trong trường hợp này sẽ là 3 người con, trong đó chị gái bạn đi lấy chồng xa và không nhận phần thừa kế đó. Theo quy định của pháp luật thì khối di sản này sẽ được chia đều cho 2 người con là bạn và anh trai.
Thứ hai, quyền thừa kế của người biệt tích.
Việc anh bạn biệt tích ở đây chưa rõ ràng. Nếu mất tích thì phải có tuyên bố mất tích của Tòa án; Mất tích một khoảng thời gian nhất định và đáp ứng điều kiện luật định thì Tòa án tuyên bố chết. Bạn lưu ý, người có tài sản chết là sự kiện pháp lý tiên quyết trong việc chia thừa kế.
Vì vậy, quyền thừa kế của anh trai bạn không bị hạn chế và anh trai bạn có quyền đòi lại phần tài sản của mình.
-
Điều kiện để được bán nhà, đất đúng pháp luật
Câu hỏi từ bạn đọc CafeLand có nội dung:<br/br> Vợ chồng tôi chuẩn bị mua nhà trong năm nay.
-
Hủy ủy quyền với người nhận trông nhà
Câu hỏi từ bạn đọc CafeLand có nội dung:<br/br> Gia đình tôi đã rời quê vào miền Nam làm ăn khá lâu. 3 năm trước, vì muốn có người trông coi nhà nên chúng tôi đã thuê người hàng xóm ở quê trông coi, có viết giấy ủy quyền.
-
Không có tên trong di chúc có được hưởng thừa kế?
Câu hỏi từ bạn đọc CafeLand có nội dung:<br/br> Trước đây, chồng tôi có để lại cho người con trai một miếng đất. Còn tôi không nhắc đến trong bản di chúc được thừa kế.
-
Trả tiền mua nhà ra sao để tránh rủi ro?
Câu hỏi từ bạn đọc CafeLand có nội dung:<br/br> Tôi chuẩn bị mua nhà và đang vướng mắc, lo lắng về hình thức trả tiền cho bên bán vì sợ mất tiền oan.
-
Xử lí sao khi quá hạn vẫn chưa được nhận nhà?
Câu hỏi từ bạn đọc CafeLand có nội dung:<br/br> Tôi mua nhà theo dạng đất xen kẹt tại một khu dân cư. Vì mua đất nền tự mình xây thì chất lượng yên tâm hơn nhưng do quá bận công việc, lại không có ai tin tưởng để nhờ giám sát công trình, tôi đành mua nhà mà bên bán tiến hành hoàn thành hộ.