22/12/2016 8:40 AM
Gia đình tôi mua đất và xây dựng nhà phía sau đất vườn của gia đình ông A và ông B đã hơn 20 năm. Con đường dẫn đến nhà tôi một nửa được xây gạch và một nửa chưa lên bậc là giáp ranh đất của hai gia đình và cũng là đường đi chung của cả xóm.

Nay ông A bán đất lại cho ông C, ông C san đất để xây dựng nhà ở nhưng chỉ chừa lại còn đường 40cm dẫn đến nhà tôi.Luật sư cho tôi hỏi, ông C làm như vậy là đúng hay sai? Tôi phải làm gì để đòi lại được quyền lợi của mình. Luật sư tư vấn giúp. Xin cảm ơn.

hoanganhnguyen@...

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN

Về quyền có lối đi qua bất động sản liền kề

Điều 275 BLDS 2005 quy định: 1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.

3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

Theo đó, bạn có quyền được thỏa thuận về lối đi qua bất động sản liền kề. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên.

Trong trường hợp hai bên không thể thoả thuận được về việc hình thành lối đi qua bất động sản liền kề thì bạn có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Điều 203 Khoản 1, Khoản 2 Luật Đất đai 2013 quy định :

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

  • Tư vấn giải quyết tranh chấp lối đi chung

    Tư vấn giải quyết tranh chấp lối đi chung

    Khu nhà tôi ở bị tranh chấp lối đi chung, đã được Tòa án và đội thi hành án giải quyết và cưỡng chế để trả lại lối đi. Khi đoàn cưỡng chế ra về thì lại bị một hộ dân rào lối đi lại, sự việc đã xảy ra cả tháng nay các cơ quan ban ngành đều biết nhưng không có phản ứng gì.

CafeLand kết hợp Công ty luật TNHH Đức An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.