Trả lời:
Tại Điều 5 và Điều 97 Luật Đất đai năm 2013 quy định người sử dụng đất bao gồm hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài… và đối tượng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Như vậy, người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất là đối tượng được cấp Giấy chứng nhận mà không hạn chế về độ tuổi của người đứng tên trên Giấy chứng nhận.
Quy định về giao dịch bất động sản của người dưới 18 tuổi
Theo Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định 04 mốc độ tuổi mà theo đó có những điều kiện tham gia giao dịch, nhất là giao dịch về bất động sản là khác nhau:
- Chưa đủ 06 tuổi thì giao dịch sẽ do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện (thay mặt).
- Từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
- Từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký (phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý).
- Từ đủ 18 tuổi trở lên thì cá nhân tự mình xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự mà pháp luật không cấm.
Như vậy, người dưới 18 tuổi sẽ có quyền đứng tên trên sổ đỏ, tuy nhiên sẽ không được tự mình thực hiện các giao dịch liên quan đến bất động sản mà phải có sự đồng ý của của người đại diện.
Người đại diện theo pháp luật của cá nhân (Điều 136 Bộ Luật Dân sự 2015) 1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên. 2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định. Quy định về quản lý tài sản của người được giám hộ theo Điều 59 Bộ Luật Dân sự 2015 - Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. - Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. - Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. |
-
Bố mẹ sang tên sổ đỏ cho con, có phải đo lại diện tích đất?
Vợ chồng tôi được bố mẹ tặng cho một thửa đất. Thửa đất này đã được cấp sổ đỏ từ năm 2012. Xin hỏi, khi làm thủ tục sang tên thì có phải đo đạc lại diện tích của đất không?
-
Trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu sổ đỏ mới từ 1/1/2025
Theo quy định hiện hành, từ 01/01/2025, khi thực hiện các thủ tục cấp mới, cấp đổi, cấp lại sổ đỏ thì người dân sẽ được cấp Giấy chứng nhận theo mẫu mới được áp dụng theo Thông tư 10/2024/TT-BTNMTT. Với sổ đỏ đã cấp, một số trường hợp cũng buộc phải ...
-
Nên biết các ký hiệu này trên sổ đỏ trước khi mua nhà đất để hạn chế rủi ro
Trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (thực tế thường gọi là sổ đỏ/sổ hồng) có các ký hiệu thể hiện về mục đích sử dụng đất. Nếu chúng ta biết rõ sẽ góp phần hạn chế trường hợp mua nhầm phải loại đất không đúng...
-
Người dân mua đất trước 2008 cần lưu ý điều này khi cấp, sang tên sổ đỏ
Khi mua đất trước 2008, khi cấp, sang tên sổ đỏ cần biết những điều này.