Nhu cầu đổi tiền mới lì xì đi chùa dịp Tết Nguyên đán rất lớn. Hình minh họa
Trả lời:
Theo Thông tư số 25/2013/TT-NHNN ngày 02/12/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông thì chỉ những tổ chức được Nhà nước cho phép như: Ngân hàng Nhà nước, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước mới được phép thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.
Ngoài các đơn vị này, mọi hoạt động thu, đổi tiền của cá nhân, tổ chức khác đều là bất hợp pháp.
Có thể bị phạt đến 80 triệu đồng khi đổi tiền mới online dịp Tết?
Nghị định số 88/2019/NĐ-CP, ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, bất kỳ hành vi đổi tiền mới, tiền lẻ nhằm hưởng phần trăm chênh lệch, đổi tiền thu lời đều là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt từ 20 đến 40 triệu đồng.
Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định số 88 cũng quy định về mức phạt tiền xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm sẽ bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, khi tổ chức thực hiện hành vi đổi tiền mới, tiền lẻ dịp Tết để ăn chênh lệch sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính mức tiền từ 40 triệu đồng đến 80 triệu đồng.
Do đó, mọi hành vi thu, đổi tiền mới, tiền lẻ của cá nhân, tổ chức khác nhằm hưởng chênh lệch và rao đổi tiền trên mạng không được phép, đều vi phạm quy định pháp luật và có thể bị phạt tiền.
-
Phí đổi tiền lẻ ‘chợ đen’ lên tới 500%
Cận Tết Nguyên đán 2019, dịch vụ đổi tiền lẻ, tiền mới lại nở rộ tại các khu vực đền chùa, các con phố đổi tiền nổi tiếng Hà Nội như Hà Trung, Đinh Lễ…