Quy định điều kiện tách thửa, hợp thửa đất tại tỉnh Bắc Ninh cập nhật đến 10/2023 áp dụng cho các địa phương trong tỉnh bao gồm 2 thành phố Bắc Ninh, Từ Sơn và 6 huyện: Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Thuận Thành, Tiên Du, Yên Phong.
Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất tại Bắc Ninh hiện nay là bao nhiêu? Hình minh họa
Điều kiện tách thửa đất tại Bắc Ninh
Căn cứ Điều 5 Quyết định 15/2021/QĐ-UBND quy định về điều kiện chung để được tách thửa đất tại tỉnh Bắc Ninh như sau:
- Thửa đất chỉ được tách thửa khi người sử dụng đất đã đăng ký quyền sử dụng đất với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ trường hợp thửa đất có quyết định của cấp có thẩm quyền thu hồi một phần diện tích để thực hiện theo quy hoạch.
Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu tách thửa để hợp với thửa đất liền kê mà thửa đất còn lại sau khi tách thửa và thửa đất mới được hình thành có diện tích và kích thước tối thiểu đảm bảo tại quy định này thì được phép tách thửa.
- Các thửa đất được hình thành từ việc tách thửa phải có lối đi vào thửa đất theo quy định.
Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất tại Bắc Ninh
- Đối với đất ở: Căn cứ Điều 6 Quyết định 15/2021/QĐ-UBND quy định về diện tích tối thiểu để tách thửa đất đối với đất ở như sau:
+ Đất ở đô thị, đất ở nông thôn ven quốc lộ, tỉnh lộ và thuộc quy hoạch khu đô thị mới thì diện tích đất ở tối thiểu sau khi tách thửa được thực hiện theo quy hoạch chi tiết được duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch chi tiết được duyệt thì diện tích tối thiểu sau khi tách thửa phải từ 40m2 trở lên và có kích thước mỗi cạnh không nhỏ hơn 3,5m.
+ Đất ở nông thôn không thuộc trường hợp trên thì diện tích đất tối thiểu sau khi tách thửa được thực hiện theo quy hoạch chi tiết được duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch chi tiết được duyệt thì diện tích tối thiểu sau khi tách thửa phải từ 70m2 trở lên và có kích thước mỗi cạnh không nhỏ hơn 4m.
+ Trường hợp tách thửa đất mà hình thành đường giao thông mới để kết nối với đường giao thông hiện hữu thì yêu cầu người sử dụng đất phải lập hồ sơ, bản vẽ mặt bằng xây dựng trình UBND cấp huyện xem xét phê duyệt. Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng và hồ sơ trình của người sử dụng đất, UBND cấp huyện phê duyệt bản vẽ mặt bằng xây dựng theo quy định.
Sau khi người sử dụng đất hoàn thành việc xây dựng kết cấu hạ tầng theo bản vẽ mặt bằng được phê duyệt, UBND cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra hiện trạng hạ tầng kỹ thuật và có ý kiến xác nhận bằng văn bản đối với trường hợp đủ điều kiện làm căn cứ để người sử dụng đất thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định.
+ Việc tách thửa đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được xác định theo quy định về tách thửa đối với đất ở. Không áp dụng quy định diện tích đất nông nghiệp tối thiểu được phép tách thửa đối với trường hợp này.
+ Tách thửa đất theo bản án, quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định của cơ quan thi hành án, quyết định công nhận hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai: Kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành, trường hợp thửa đất không đủ điều kiện để tách thửa theo Quy định này, thì người sử dụng đất thực hiện việc phân chia quyền sử dụng đất theo giá trị quyền sử dụng đất hoặc sử dụng chung thửa đất theo quy định.
+ Trường hợp cá biệt, thửa đất có nhu cầu tách thửa nhưng không đảm bảo diện tích tối thiểu được tách thửa theo quy định này. Tuy nhiên, hiện trạng thửa đất đã hình thành nhà ở từ ngày 18/4/2008 trở về trước, công trình nhà ở đã được cấp Giấy phép xây dựng hoặc được phép tồn tại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được tách thửa theo hiện trạng nhà ở.
- Đối với đất nông nghiệp:
+ Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất; công nhận quyền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp ổn định có nhu cầu tách thửa thì diện tích của thửa đất mới và diện tích còn lại của thửa đất sau khi tách thửa ít nhất là 360m2.
Trường hợp tách thửa đế chia, tách nhân khẩu, định xuất hoặc lao động đã được giao, công nhận quyền sử dụng đất đất nông nghiệp thì diện tích của thửa đất mới tách và diện tích còn lại của thửa đất sau khi tách phải có diện tích tối thiểu bằng diện tích giao, công nhận cho 01 nhân khẩu, định xuất hoặc lao động theo chính sách giao đất làm kinh tế gia đình cộng với diện tích đất đã giao ruộng ổn định lâu dài cho nhân khẩu, định xuất hoặc lao động theo phương án giao đất nông nghiệp ổn định lâu dài đã thực hiện trước đây.
- Đối với đất phi nông nghiệp không phải đất ở
+ Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước cho thuê hoặc được giao đất có thu tiền sử dụng đất để làm cơ sở sản xuất kinh doanh khi tách thửa, diện tích tối thiểu sau khi tách thửa là diện tích theo dự án sản xuất kinh doanh và theo quy hoạch hoặc điều chỉnh quy hoạch chi tiết đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
+ Các tổ chức kinh tế sử dụng đất được Nhà nước cho thuê hoặc được giao đất có thu tiền sử dụng đất làm cơ sở sản xuất kinh doanh khi tách thửa do thu hẹp sản xuất, chia, tách, chuyển mục đích sử dụng một phần thửa đất, chuyển nhượng, góp vốn bằng tài sản gắn liền với một phần diện tích thì diện tích tối thiểu sau khi tách thửa là diện tích theo dự án sản xuất, kinh doanh và theo quy hoạch hoặc điều chỉnh quy hoạch chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp chưa có quy hoạch chi tiết thì diện tích tối thiểu sau khi tách thửa không nhỏ hơn 3.000m2.
+ Tổ chức hành chính sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, các tổ chức khác khi tách thửa, diện tích tối thiểu sau khi tách thửa là diện tích theo dự án đầu tư xây dựng công trình và theo quy hoạch hoặc điều chỉnh quy hoạch chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Các trường hợp không được phép tách thửa đất tại Bắc Ninh
- Thửa đất thuộc khu vực đã có thông báo thu hồi đất, quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đất đai.
- Thửa đất thuộc quy hoạch chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Thửa đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về đất đai.
-
Quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất tại Hòa Bình hiện nay
Ở các tỉnh thành, việc tách thửa đất phải tuân thủ quy định của pháp luật đất đai và quy định riêng về điều kiện tách thửa đất do UBND tỉnh ban hành.
-
Diện tích tối thiểu được phép tách thửa tại Bắc Giang hiện nay
Tách thửa đất là nhu cầu của nhiều người dân, việc này cần đảm bảo các quy định về diện tích tối thiểu ở các địa phương. Vậy, quy định tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay thế nào? Điều kiện để được tách thửa đất ra sao?
-
Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất tại Yên Bái theo quy định mới nhất
UBND tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định 15/2024/QĐ-UBND hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024 và Nghị định thi hành Luật Đất đai năm 2024 trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Trong đó quy định cụ thể điều kiện, diện tích tách thửa đất trên địa bàn....
-
Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất tại Nghệ An mới nhất hiện nay
Từ ngày 10/10/2024, các quy định về điều kiện, diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất tại Nghệ An sẽ được thực hiện theo Quyết định 34/2024/QĐ-UBND ban hành ngày 30/9/2024.
-
Quy định mới nhất về diện tích tối thiểu được phép tách thửa tại Ninh Thuận từ 2024
Từ ngày 31/10/2024, quy định về điều kiện, diện tích tối thiểu của việc tách thửa đất, hợp thửa đất đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận sẽ áp dụng theo Quyết định 84/2024/QĐ-UBND....