CafeLand – Với thân cây trắng mảnh cùng những tán lá xanh xen kẽ gân trắng toát lên vẻ sang trọng, quý tộc như một chàng trai lịch lãm, cây Bạch Mã Hoàng Tử trở thành một trong những loại cây hợp phong thủy được ưa chuộng để trang trí nhà ở, văn phòng hiện nay.

Cây Bạch Mã Hoàng Tử là gì?

Cây Bạch Mã Hoàng Tử còn gọi là cây Bạch Mã, có tên khoa học là Aglaonema Pseudobracteatum, là loài cây có nguồn gốc từ châu Á nhiệt đới. Đây là loại cây thuộc thân thảo, dạng bụi, sống lâu năm chiều cao khoảng 0,3-1,8m, tán rộng 0,3-1m.

Cây Bạch Mã Hoàng Tử

Cây Bạch Mã Hoàng Tử

Bạch mã đẹp nổi bật từ thân cây thẳng tắp, màu trắng lạ mắt cùng với sống lá và gân màu trắng, hình bầu dục lớn, vươn dài và lá mọc dàn đều tạo tán tròn.

Cây Bạch Mã Hoàng Tử đặt phía sau cửa văn phòng làm việc

Cây Bạch Mã Hoàng Tử được ưa chuộng đặt phía sau cửa văn phòng làm việc vừa hợp phong thủy vừa thanh lọc không khí trong môi trường máy lạnh.

Tác dụng của cây Bạch Mã Hoàng Tử

- Đối với sức khỏe: Người ta thường đặt cây Bạch Mã Hoàng Tử trong phòng với tác dụng bảo vệ sức khỏe như làm tăng độ ẩm không khí, điều hòa không khí nhất là trong môi trường thường xuyên sử dụng máy lạnh, trong văn phòng.

Cây cũng được sử dụng để trang trí dọc hành lang, lối đi của các văn phòng công ty, tòa nhà chung cư.

Cây cũng được sử dụng để trang trí dọc hành lang, lối đi của các văn phòng công ty, tòa nhà chung cư.

Cây được trưng dụng để tạo mảng xanh và trang trí cho không gian nhà hàng nhằm làm tăng vẻ sang trọng, quý phái.

Cây được trưng dụng để tạo mảng xanh và trang trí cho không gian nhà hàng nhằm làm tăng vẻ sang trọng, quý phái.

- Trang trí bàn làm việc: Cây trung bình với kích thước bụi cây nhỏ từ 25 – 35 cm, cây Bạch Mã Hoàng Tử thường được chọn trồng vào những chậu nhỏ để trang trí trên bàn hoặc cửa sổ.

Đặt trên bàn làm việc một chậu cây Bạch Mã Hoàng Tử trồng thủy sinh sẽ mang lại phong thủy tốt cho gia chủ mệnh Thủy.

Đặt trên bàn làm việc một chậu cây Bạch Mã Hoàng Tử trồng thủy sinh sẽ mang lại phong thủy tốt cho gia chủ mệnh Thủy.

Cây Bạch Mã Hoàng Tử được trồng trong chậu nhỏ, đặt trên bàn làm việc với mong muốn đem lại sự may mắn và thăng tiến trong công việc.

Cây Bạch Mã Hoàng Tử được trồng trong chậu nhỏ, đặt trên bàn làm việc với mong muốn đem lại sự may mắn và thăng tiến trong công việc.

- Ý nghĩa phong thủy: Theo ngôn ngữ Hán Việt, “bạch mã” có nghĩa là sự thăng tiến, thuận buồm xuôi gió trong công việc cũng như cuộc sống và với ngoại hình toát lên tố chất của một nam nhi, thẳng thắn, cương trực nên lại càng thích hợp làm quà tặng cho nam giới.

Cây Bạch Mã Hoàng Tử được trồng trong chậu sứ cao màu trắng

Cây Bạch Mã Hoàng Tử được trồng trong chậu sứ cao màu trắng không những làm tôn lên vẻ đẹp sang trọng của không gian mà còn giúp tạo điểm nhấn xanh hoàn hảo

Cây Bạch Mã Hoàng Tử có độc không?

Cây Bạch Mã Hoàng Tử có độc nhiều nhất ở trong quả của cây và nếu tiếp xúc với nhựa mủ của cây thì cũng có thể bị trúng độc. Dù cho độc tính của cây bạch mã hoàng tử nhẹ hơn so với các loài cây khác, nhưng gia chủ cũng cần chú ý đến trẻ nhỏ và vật nuôi trong nhà nếu có trồng loại cây này.

Cây Bạch Mã Hoàng Tử hợp mệnh gì, tuổi gì?

Theo các chuyên gia phong thuỷ, cây bạch mã hoàng tử rất hợp với những người mệnh Kim. Bởi mệnh Kim có màu bản mệnh là trắng, xám hoặc bạc, rất tương đồng với đặc điểm của cây.

Bên cạnh đó, theo Ngũ hành tương sinh thì Kim sinh Thuỷ. Do vậy, cây bạch mã hoàng tử cũng rất thích hợp với những người mệnh Thuỷ.

Cách trồng và chăm sóc cây Bạch Mã Hoàng Tử

Với loại cây này, bạn có thể trồng bằng hai cách là trồng trong chậu đất hoặc trồng thủy canh. Cây bạch mã hoàng tử rất dễ nhân giống, bạn có thể dùng phương pháp tách bụi.

- Khi trồng chậu đất: Bạn cần chuẩn bị đất tơi xốp, có thể trộn với xơ dừa, mùn trấu tạo dinh dưỡng, chậu trồng thoát nước tốt. Bạn tách cây con từ cây mẹ, sau đó rửa sạch đất phần rễ, trồng cây còn vào chậu và cung cấp nước, đảm bảo độ ẩm cho rễ, kích thích rễ mọc.
Là loại cây ưa bóng nên bạn để cây trong bóng râm, thỉnh thoảng phơi nắng giúp cây quang hợp.

- Trồng cây bạch mã hoàng tử thủy canh: Nên chọn những cây mẹ khỏe, không có sâu bệnh sau đó tách bầu rễ cây ra khỏi chậu cây cũ, tiếp đến rửa sạch rễ bằng nước sạch, cắt rễ già, tỉa bớt cành lá. Sau đó, đổ nước sạch vào chậu trồng và cho cây vào chậu sao cho nước ngập rễ, không ngập lá và cố định cây.

Với phương pháp này, bạn nên thay nước định kỳ cho cây mỗi tuần một lần, nên chọn nguồn nước sạch và nên phơi cây ngoài nắng 1 lần/tuần để cây được quang hợp tốt hơn. Có thể nhỏ vào nước dung dịch dinh dưỡng Trimix-DT 100ml để cây phát triển tốt hơn.

  • Ý nghĩa cây Phong Lộc Hoa trong phong thủy

    Ý nghĩa cây Phong Lộc Hoa trong phong thủy

    CafeLand – Với ngoại hình ưa nhìn cũng màu sắc rực rỡ khi ra hoa, cây Phong Lộc Hoa (cây Dứa Nến) được yêu thích để làm cây cảnh trang trí trong nhà, tiểu cảnh sân vườn,… vừa làm đẹp không gian vừa mang lại phong thủy tốt.

  • Cây Đại Phú Gia: Ý nghĩa và vị trí đặt theo phong thủy

    Cây Đại Phú Gia: Ý nghĩa và vị trí đặt theo phong thủy

    Với các đặc tính sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện thiếu ánh sáng, cây Đại Phú Gia là một trong những loại cây được các gia đình yêu thích trang trí cho góc nhà hay phòng làm việc với mong muốn cuộc sống đại cát đại lợi, sự nghiệp thăng tiến.

  • Ý nghĩa cây Thiết Mộc Lan trong phong thủy

    Ý nghĩa cây Thiết Mộc Lan trong phong thủy

    CafeLand – Cây Thiết Mộc Lan (cây Phát Tài) là loại cây phong thủy được nhiều gia đình trưng trong nhà, văn phòng, cửa hàng kinh doanh không những để trang trí, tạo điểm nhấn cho không gian mà còn đem lại phong thủy tốt lành.

Thảo Uyên (TH)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.