CafeLand – Cây sống đời được biết đến là một loại cây dễ chăm sóc với những màu hoa rực rỡ, phù hợp cho chủ nhân thích thay mới không gian nhà ở. Không những vậy, cây còn có những công dụng hữu ích trong điều trị bệnh lý không thể bỏ qua khi sở hữu.

Cây sống đời là gì?

Cây sống đời có tên khoa học Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers, thuộc họ lá bỏng Crassulaceae, là loại cây thực vật thân thảo và phân nhánh. Cây có thể cao tối đa 1m. Thân tròn nhẵn màu tím tía hoặc màu xanh.

Cây sống đời

Hoa cây sống đời nở vào mùa xuân ( khoảng tháng 2 – tháng 5 ). Hoa mọc thành từng cụm màu đỏ, vàng, cam, trắng hoặc hồng, có nhiều cánh xếp lớp, mọc rủ xuống trên một cán dài.

Cây có nguồn gốc từ Madagasca, Úc hay khu vực Tây Ấn. Loại cây này phát triển ở những nơi có ánh sáng mạnh. Ở Việt Nam, cây sống đời còn được gọi với nhiều tên khác nhau như cây lá bỏng, trường sinh, diệp sinh căn, đả bất tử.

Phân loại cây sống đời

Ở Việt Nam, cây có nhiều giống khác nhau. Các loại cây sống đời bao gồm:

- Sống đời ta: Còn được gọi là cây bỏng ta, bông lồng đèn

- Cây sống đời Đà Lạt: Giống này được trồng tại Đà Lạt. Bông trổ lồng đèn, các lá nguyên kích thước lớn.

- Cây sống đời đỏ: Hoa có màu đỏ thẫm, bông nhuyễn. Cây thường ra hoa vào đúng dịp tết ở nước ta.

- Cây sống đời 5 màu: Cây cho bông nhuyễn, có 5 màu sắc khác nhau. Hoa thường trổ đúng dịp tết cổ truyền nên được trồng vào các chậu nhỏ để chưng Tết.

Phân loại cây sống đời

Ý nghĩa phong thủy cây sống đời

- Cây sống đời là loại cây nhỏ nhắn nhưng với sức sống bền bỉ, khi lá rụng xuống mặt đất là mọc rễ và thành một cây con tượng trưng cho sự trường thọ, trường tồn theo thời gian. Do đó, cây thường được trồng khắp nơi để làm cảnh và là một món quà tặng vào dịp lễ, Tết.

- Đối với gia đình, đặt chậu cây sống đời trong nhà như một lời cầu chúc gia đình dồi dào sức khỏe và hạnh phúc. Cây còn thể hiện sự sinh sôi, nảy nở và tình đoàn kết của các thành viên trong gia đình.

- Đối với bạn bè, cây tượng trưng cho tình bạn chân thành.

- Ngoài ra, cây còn thích hợp cho chủ nhân đặt trên bàn làm việc bởi cây không cần quá nhiều thời gian chăm sóc cũng như tượng trưng cho ý chí vươn lên, cổ vũ tinh thần trong công việc.

Ý nghĩa phong thủy cây sống đời

Cây sống đời hợp mệnh nào, tuổi nào?

Tùy vào màu sắc của hoa, mà sống đời sẽ phù hợp với mệnh khác nhau. Theo Ngũ hành cây sống đời là cây thuộc mệnh Thổ, nên sẽ phù hợp với những người cùng mệnh này.

Thổ tương sinh với Hỏa, nên ngoài mệnh Thổ thì Hỏa cũng là mệnh hợp với cây sống đời. Những người mệnh này trồng cây sống đời phong thủy có thể giúp gia chủ giảm những rủi ro không nên có, tăng thêm khí vận tốt, xua đi khí xấu.

Về tuổi, cây sống đời hợp với tuổi Tý, Sửu, Dần, Mão, Tỵ, Ngọ Mùi. Màu hoa của sống đời phù hợp với các tuổi này, nên sẽ giúp những người tuổi này có thêm nhiều may mắn, thuận lợi.

Công dụng, lợi ích của cây sống đời

- Về công dụng chữa bệnh, cây sống đời chỉ được dùng trong phạm vi dân gian làm thuốc chữa bỏng, cầm máu, đắp vết thương, đắp mắt đỏ, sưng đau, có tính chất giải độc. Cây sống đời còn được dùng để đắp mụn nhọt, chữa viêm loét dạ dày, viêm ruột, trĩ nội, đi tiểu ra máu.

- Ngoài ra, cây sống đời như một loại thuốc kháng sinh có tác dụng kháng khuẩn rộng, rất tốt cho một số bệnh về đường ruột và rất nhiều bệnh nội, ngoại khoa và các bệnh nhiễm trùng khác, hoàn toàn không có một tác dụng phụ nào.

- Cây thường gọi với tên khác là cây bỏng vì được dùng làm thuốc trị bỏng.

Cách trồng cây sống đời

- Phương pháp nhân giống: Cây sống đời có thể gieo bằng hạt hoặc gieo sống bằng lá. Cách gieo sống bằng lá thì bỏ lá già xuống đất sau đó thường xuyên tưới nước bón phân cho là một thời gian sau ở mép lá sẽ có rất nhiều cây sống đời con mọc ra. Bạn chỉ cần tách ra và trồng vào chậu mới.

Gieo hạt sống đời thì cũng làm đất và gieo xuống, đất đủ phì nhiêu, màu mỡ, độ ẩm thì hạt sẽ mọc lên thành những cây đẹp tốt. Khi cây lớn mọc 2 – 3 lá có thể tách ra rồi mang ra chậu cảnh đã chuẩn bị sẵn để trồng.

- Đất trồng: thích hợp trồng trong các loại đất có khả năng thoát nước tốt sẽ rất phù hợp. Bạn nên trộn đất, tro trấu, vôi bột, xơ dừa theo tỉ lệ 1:1:1:1 thì cây sẽ phát triển tốt hơn.

Khi trồng nhớ chú ý nhẹ nhàng, từ từ, cần thận không làm xây xước thân, lá, rễ. Nếu làm xước cây có thể sẽ bị nhiễm bệnh và gây hỏng cây.

Cách chăm sóc cây sống đời

- Cây sống đời dễ sống và cũng dễ chăm sóc. Sau khi trồng cây xong mỗi ngày chú ý chăm sóc cây. Chú ý tưới nước, bón phân, tỉa lá để cây có thể sinh trưởng phát triển một cách tốt nhất.

- Là loại cây không ưa nắng gắt, chỉ thích nắng nhẹ, thích hợp đặt ở gần cửa sổ, nếu để trong phòng thì nên tắm nắng cho cây 1 lần/1 ngày. Nhiệt độ lý tưởng để cây sống là từ 20 - 32 độ C.

Thường xuyên chăm sóc sau khoảng vài tháng cây sẽ ra hoa. Hoa cây sống đời rất đẹp và kéo dài trong khoảng 5 tháng từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau.

Chủ đề: Cây phong thủy,
  • Cây ngũ gia bì xua đuổi muỗi, hút tài lộc

    Cây ngũ gia bì xua đuổi muỗi, hút tài lộc

    CafeLand – Ngoài tác dụng trang trí, làm điểm nhấn không gian nhà ở, cây ngũ gia bì được các chuyên gia công nhận ứng dụng hữu ích trong việc đuổi muỗi, làm thuốc và mang lại phong thủy tốt cho gia đình.

Thảo Uyên (TH)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Ý nghĩa các loại cây sen đá trong phong thủy

    Ý nghĩa các loại cây sen đá trong phong thủy

    Việc trang trí sân vườn bằng sen đá được nhiều người lựa chọn bởi sen đá là loại cây rất dễ chăm sóc và thích hợp để trang trí nhiều vị trí khác nhau như bàn làm việc, sân vườn, ban công. Không những thế trong phong thủy mỗi loại sen đá mang một ý ng...

  • Thời tiết nắng nóng, trồng những loại cây này để hạ nhiệt trong nhà

    Thời tiết nắng nóng, trồng những loại cây này để hạ nhiệt trong nhà

    Cây xanh là giải pháp đơn giản và hiệu quả giúp hạ nhiệt không gian sống trong mùa nắng nóng. Không chỉ thanh lọc không khí, màu xanh mát mắt của các loại cây xanh sẽ giúp tâm trạng bạn dễ chịu, thoải mái hơn. Dưới đây là một số loại cây xanh được ưa...

  • Lưu ý về phong thủy cây xanh

    Lưu ý về phong thủy cây xanh

    Trồng cây hợp mệnh là sai lầm tương tự như việc chọn màu sắc nội thất, ngoại thất theo mệnh. Đối với cây cối, sẽ có nhiều ngũ hành tùy vào từng loại cây, hình dáng, màu sắc, tuy nhiên ngũ hành chủ đạo của cây đều là ngũ hành Mộc....

 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.