Thách thức với kiến trúc sư là làm sao kết hợp giữa nhà ở với mô hình kinh doanh shophouse trên một bố cục giao thông hỗn loạn mà vẫn tiết kiệm chi phí.
Theo hiện trạng ban đầu, ngôi nhà 7 tầng có nhiều nhược điểm như thang máy lẫn thang bộ nằm xa nhau và kéo lên tầng sinh hoạt; Kế đến là cửa sổ trưng bày tại ngay mặt tiền kéo dài từ tầng 1 lên 7 tầng và nằm hướng Tây;
Tiếp theo là không thể thay đổi hệ thống kết cấu với hệ dầm, cột được xây - đây cũng là một rào cản lớn trong thiết kế mặt đứng nhà phố; Cuối cùng, thiết kế công năng các tầng sinh hoạt thiếu chiều sâu, chưa hợp lý đưa vào vận hành và phân chia công năng.
Với tất cả những nhược điểm và khó khăn trên, kiến trúc sư vẫn nổ lực đưa ra từng giải pháp phù hợp. Đầu tiên, kiến trúc sư kết nối hai nút giao thông rời rạc theo hiện trạng bằng một hành lang xéo. Sau đó, thêm các vạch màu epoxy trên sàn và phân từng khu bán hàng khiến lối giao thông trở nên vui tươi.
Thông thường khi đứng trong một không gian shophouse rộng lớn, con người dễ bị mất phương hướng khi không có đối tượng để định vị. Việc đi theo các vạch màu trên sàn sẽ giúp khách hàng dễ dàng tìm được gian hàng muốn mua sản phẩm.
Thứ hai là giải pháp cho mặt dựng bên ngoài, vì không thể thay đổi khung hiện có nhưng với ánh nắng chiếu vào phía Tây thì giải pháp cửa hai lớp là lựa chọn linh hoạt.
Hệ lam gỗ trượt bên ngoài tạo thành lớp chống nắng hiệu quả, đặc biệt vào những ngày không nắng thì hệ cửa lam sẽ tự động trượt qua để lộ các cửa sổ trưng bày sản phẩm quảng cáo. Đến khi trời đổ chiều hệ cửa lam sẽ tự động trượt lại để phát huy chức năng chống nóng cho ngôi nhà.
Ngoài ra, khoảng lùi và mái lan can phía trước cũng là giải pháp tạo ô che nắng cho sảnh chính tầng trệt và tầng thượng.
Về nguồn vật liệu, do được thiên nhiên ưu đãi nên Bình Dương có nhiều nguồn nguyên liệu tại chỗ có thể khai thác, trong đó có gỗ tự nhiên. Vì vậy hệ lam gỗ cũng là giải pháp bền vững môi trường.
Cuối cùng, vấn đề chi phí cũng được kiểm soát thông qua các giải pháp như sử dụng kết cấu thô và hệ thống kỹ thuật để trang trí cho toàn bộ không gian. Các kệ trưng bày được modul hóa nhằm giảm chi phí sản xuất, đồng thời có thể dễ dàng thay đổi cách trưng bày theo nhu cầu. Việc phân khu theo đối tượng khách hàng cũng được quan tâm thông qua ngôn ngữ thiết kế.
Thông qua công trình này, kiến trúc sư muốn chia sẻ thông điệp bằng những giải pháp đơn giản có thể biến nhà phố có nhiều khuyết điểm thành nhà ở kết hợp shophouse sinh động, đẹp mắt.
Bản vẽ mặt cắt nhà phố 7 tầng kết hợp mô hình shophouse sinh động tại Bình Dương.
(Nguồn: aplus)
-
Biến khu nhà cũ thành không gian phức hợp yên ả giữa lòng Sài Gòn
Dự án là một công trình cải tạo mới từ khu nhà cũ có diện tích 275m2 nằm trong khu dân cư đông đúc, giao thông thuận tiện tại phường An Phú, quận 2, TP.HCM.
-
Thị trường nội thất, vật liệu xây dựng sẽ có nhiều thay đổi lớn từ ngày 1/1/2024
Từ ngày 1/1/2024, Thông tư 04/2023/TT-BXD của Bộ Xây dựng về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng sẽ bắt đầu có hiệu lực. Trong khi người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi từ chính sách này, nhiều doanh nghiệp sẽ phải gấp rút...
-
Hiểm họa vô hình từ đồ gỗ nội thất kém chất lượng
Một trong những nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà lớn nhất là từ đồ nội thất, đặc biệt là nội thất làm từ gỗ công nghiệp kém chất lượng.
-
Đất xéo 6 cạnh vẫn xây được nhà 4 tầng gọn gàng, thông thoáng tại Hà Nội
Trên mảnh đất không vuông vắn xéo 6 cạnh ngôi nhà có quy mô 4 tầng được xây dựng vừa để ở vừa là văn phòng tại quận Long Biên, Hà Nội.