Trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá trong quý 3/2019 đạt 138,6 tỷ USD, cao hơn so với hai quý đầu năm (quý 1 đạt 116 tỷ USD, quý 2 đạt 127 tỷ USD). Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 72 tỷ USD, tăng 13,1% so với quý trước và tăng 10,4% so với cùng kỳ; tổng trị giá nhập khẩu đạt 66,6 tỷ USD, tăng 5,1% so với quý trước và tăng 7,5% so với quý 3/2018.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu trong 9 tháng đầu năm 2019 đạt hơn 382 tỷ USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng tăng hơn 29 tỷ USD. Trong đó, tổng giá trị xuất khẩu đạt 194,6 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước. Tổng giá trị nhập khẩu đạt 187,5 tỷ USD.
Cán cân thương mại thặng dư 7,1 tỷ USD, vượt hơn 1 tỷ USD so với ước tính trước đó.
9 tháng đầu năm có 6 nhóm hàng xuất khẩu tăng thêm hơn 1 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; hàng dệt may; giày dép các loại tăng; đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng; gỗ và sản phẩm gỗ.
Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn làm tăng giá trị xuất khẩu cho Việt Nam với 46,65 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ, tiếp theo là Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, EU.
Về nhập khẩu, có 5 nhóm hàng nhập khẩu tăng trưởng kim ngạch trên 1 tỷ USD là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng; dầu thô; ô tô nguyên chiếc các loại; than đá.
Thị trường Trung Quốc vẫn chiếm thị phần lớn về kim ngạch nhập khẩu. Nhập khẩu từ thị trường này lên đến 55,39 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó từ các thị trường chính khác chỉ tăng ở mức 1 con số, thậm chí nhập khẩu từ Hàn Quốc, Nhật Bản lại suy giảm.
-
Infographic: Kinh tế Việt Nam quý 3 và 9 tháng đầu năm 2019
CafeLand - Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, kinh tế Việt Nam kết thúc 3 quý với nhiều con số ấn tượng, GDP đạt mức tăng trưởng bình quân 9 tháng cao nhất trong 9 năm, xuất siêu 5,9 tỷ USD, vốn FDI thực hiện được 14,2 tỷ USD, hơn 100 nghìn doanh nghiệp thành lập mới,...