Cụ thể, 11 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 342,21 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp FDI vẫn chiếm tỷ trọng lớn với 254,75 tỷ USD, chiếm tới 74,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước; khu vực kinh tế trong nước đạt 87,46 tỷ USD.
Trong 11 tháng qua, nhiều mặt hàng có trị giá xuất khẩu trên 10 tỷ USD, như điện thoại và linh kiện 55,3 tỷ USD; điện tử, máy tính và linh kiện 50,5 tỷ USD; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 41,9 tỷ USD; dệt may 34,5 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ 14,5 tỷ USD;…
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong 11 tháng qua ước đạt 331,61 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 115,42 tỷ USD, tăng 11,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 216,19 tỷ USD, tăng 9,6%.
Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn như điện tử, máy tính và linh kiện 75,7 tỷ USD; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 41,4 tỷ USD; điện thoại và linh kiện 19,7 tỷ USD; sắt thép 11,1 tỷ USD,...
Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 10,6 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 0,6 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 27,97 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 38,57 tỷ USD.
Nguồn: TCTK
Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 11 tháng năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 101,5 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 109,9 tỷ USD.
Trong 11 tháng năm 2022, xuất siêu sang EU ước đạt 29,4 tỷ USD, tăng 42,4% so với cùng kỳ năm trước; nhập siêu từ Trung Quốc 56,9 tỷ USD, tăng 14,1%; nhập siêu từ Hàn Quốc 35,7 tỷ USD, tăng 16,1%; nhập siêu từ ASEAN 12,2 tỷ USD, tăng 9,4%; nhập siêu từ Nhật Bản 139 triệu USD (cùng kỳ nhập siêu 2,3 tỷ USD).
Theo Bộ Công thương, nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng cao theo chu kỳ xuất nhập khẩu hàng hóa và hiệu quả từ các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là CPTPP, EVFTA, UKVFTA, RCEP ngày càng được thực thi toàn diện và hiệu quả hơn.
-
Nửa đầu tháng 11/2022: Xuất nhập khẩu hàng hóa giảm 6,3%
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 11/2022 (1-15/11), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 28,4 tỷ USD, giảm 6,3% so với nửa cuối tháng 10/2022.
-
Sớm đưa quan hệ Việt Nam - Ba Lan lên đối tác chiến lược toàn diện
Ngày 16/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm quan trọng với Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk tại Phủ Thủ tướng Ba Lan trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức. Sự kiện diễn ra vào dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Vi...
-
Thương mại Việt Nam - Trung Quốc vượt mốc 200 tỷ USD, nhập siêu ngày càng lớn
Kim ngạch xuất nhập khẩu song phương Việt Nam - Trung Quốc trong năm 2024 đạt hơn 205 tỷ USD, đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam thiết lập được quy mô thương mại ở mức kỷ lục, vượt hơn 200 tỷ USD với thị trường Trung Quốc, theo số liệu của Tổng cục Hải q...
-
Việt Nam - Nga thúc đẩy hợp tác công nghệ hạt nhân
Chiều ngày 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Alexey Likhachev, Tổng Giám đốc Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Liên bang Nga (Rosatom), trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh q...