Lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/11/2022 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt 645 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2021.
Riêng trong nửa đầu tháng 11, kim ngạch xuất khẩu đạt 13,63 tỷ USD, giảm 2,72 tỷ USD tương ứng giảm 16,6% so với nửa cuối tháng 10/2022. Một số nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn như điện thoại và linh kiện (2,38 tỷ USD); máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (1,78 tỷ USD); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (1,67 tỷ USD) và dệt may (1,4 tỷ USD).
Tính từ đầu năm đến hết 15/11, xuất khẩu của Việt Nam đạt 327 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước.
Về nhập khẩu trong nửa đầu tháng 11/2022 đạt 14,8 tỷ USD, tăng 5,9% (tương ứng tăng 0,8 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 10/2022. Một số mặt hàng có giá trị nhập khẩu lớn trong kỳ như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (2,86 tỷ USD); máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (1,97 tỷ USD); điện thoại các loại và linh kiện (1,06 tỷ USD).
Lũy kế đến 15/11, nhập khẩu của cả nước đạt hơn 318 tỷ USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy trong nửa đầu tháng 11, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 1,15 tỷ USD. Tuy nhiên, tính từ đầu năm đến hết ngày 15/11, cả nước vẫn xuất siêu 8,66 tỷ USD.
Dự báo về tình hình xuất nhập khẩu những tháng cuối năm, Bộ Công Thương cho rằng sẽ gặp không ít khó khăn khi giá xăng dầu tiếp tục diễn biến phức tạp; giá dầu tăng cao; tình trạng thiếu hụt gián đoạn nguồn cung, chi phí sản xuất, vận tải toàn cầu gia tăng… tạo áp lực lên lạm phát, giá cả hàng hóa trong nước, ảnh hưởng đến kích cầu tiêu dùng đối với thương mại.
Ngoài ra, xu hướng bảo hộ thương mại gia tăng tại nhiều quốc gia khi nguồn cung hàng hoá đứt gãy, các nước phải có biện pháp để ổn định hàng hoá trong nước. Bên cạnh đó, một số ngành đang đối mặt với nguy cơ đơn hàng giảm do thủ tục hành chính còn rườm rà, hoàn thuế VAT chậm ảnh hưởng đến xoay vòng vốn, cạnh tranh lao động giữa các ngành có xu hướng tăng…
Với mục tiêu xuất nhập khẩu năm 2022 đạt trên 750 tỷ USD và giữ được vị thế xuất siêu, nhiều giải pháp được các bộ ngành đưa ra như tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch gắn với tái cơ cấu ngành hàng và xây dựng thương hiệu;
Đẩy mạnh khai thác các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết; Thúc đẩy tạo thuận lợi hoá thương mại, hỗ trợ thông tin thị trường; tháo gỡ rào cản để thâm nhập các thị trường mới; Phát huy tốt vai trò của hệ thống cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để mở rộng, đa dạng hoá thị trường và mặt hàng xuất khẩu; Cảnh báo sớm nguy cơ các vụ kiện phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp,...
-
Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt gần 430 tỷ USD
Trong 10 tháng đầu năm 2022, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 428,99 tỷ USD, tăng 14,6% tương ứng tăng 54,6 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu mới công bố của Tổng cục Hải quan.
-
Sớm đưa quan hệ Việt Nam - Ba Lan lên đối tác chiến lược toàn diện
Ngày 16/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm quan trọng với Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk tại Phủ Thủ tướng Ba Lan trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức. Sự kiện diễn ra vào dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Vi...
-
Thương mại Việt Nam - Trung Quốc vượt mốc 200 tỷ USD, nhập siêu ngày càng lớn
Kim ngạch xuất nhập khẩu song phương Việt Nam - Trung Quốc trong năm 2024 đạt hơn 205 tỷ USD, đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam thiết lập được quy mô thương mại ở mức kỷ lục, vượt hơn 200 tỷ USD với thị trường Trung Quốc, theo số liệu của Tổng cục Hải q...
-
Việt Nam - Nga thúc đẩy hợp tác công nghệ hạt nhân
Chiều ngày 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Alexey Likhachev, Tổng Giám đốc Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Liên bang Nga (Rosatom), trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh q...