Theo cơ quan này, trong những năm qua, xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã có bước tiến mạnh mẽ về mặt quy mô và tốc độ. Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong 20 năm (giai đoạn 2002-2021) của Việt Nam đã đạt con số 5.146 tỷ USD.
Trong đó, chỉ tính riêng 10 năm từ năm 2012 đến năm 2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu của nước ta đạt 4.110 tỷ USD, cao gấp gần 4 lần xuất nhập khẩu của 10 năm về trước cộng lại.
Tổng cục Hải quan điểm lại một số mốc quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Cột mốc 400 tỷ USD của xuất nhập khẩu hàng hóa được ghi nhận vào giữa tháng 12/2017, cột mốc 500 tỷ USD được ghi nhận vào giữa tháng 12/2019, cột mốc 600 tỷ USD được ghi nhận vào ngày 30/11/2021.
Cột mốc mới 700 tỷ USD sẽ được ghi nhận vào ngày 15/12/2022 (tính đến ngày 14/12/2022, trị giá xuất nhập khẩu là 698,5 tỷ USD).
Tính hết tháng 11/2022, tổng trị giá xuất nhập khẩu của nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 468,7 tỷ USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm trên 66% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Về thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta, ghi nhận kim ngạch đã đạt mức cao kỷ lục với 101 tỷ USD, tăng gần 18% (tương ứng 15,2 tỷ USD) so với cùng kỳ 2021. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc đạt hơn 109 tỷ USD, tăng 10% (tương ứng 9,93 tỷ USD). Đến hết 30/11, cán cân thương mại của Việt Nam thặng dư hơn 10,6 tỷ USD.
Theo công bố của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trong năm 2006 nền kinh tế Việt Nam được xếp hạng thứ 50 trên thế giới về xuất khẩu hàng hóa và xếp thứ 44 về nhập khẩu hàng hóa.
Sau hơn 10 năm, đến năm 2018, Việt Nam đã có bước tăng ấn tượng xếp thứ 26 về xuất khẩu và thứ 23 về nhập khẩu. Theo đó, Việt Nam liên tục nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất trên phạm vi toàn cầu.
Trong năm 2021, WTO ghi nhận xuất khẩu của Việt Nam xếp hạng thứ 23 trên thế giới và nhập khẩu của Việt Nam xếp hạng thứ 20 trên thế giới. Trong ASEAN, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam có vị trị thứ 2 (chỉ sau Singapore) và nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam có vị trí thứ 2 (chỉ sau Singapore).
-
Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 673 tỷ USD
Trong 11 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 673,82 tỷ USD, tăng 11,8%. Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 10,6 tỷ USD, theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê.








-
Việt Nam và Mỹ chính thức khởi động đàm phán về vấn đề kinh tế, thương mại song phương
Tại cuộc điện đàm, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên khẳng định Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ, mong muốn thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại theo hướng cân bằng, ổn...
-
Thủ tướng Nhật Bản sắp thăm Việt Nam thúc đẩy hợp tác bán dẫn và năng lượng
Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru sẽ có chuyến thăm chính thức tới Việt Nam từ ngày 27-29/4, với mục tiêu thúc đẩy nhiều lĩnh vực hợp tác chiến lược như chất bán dẫn, năng lượng và giao lưu nhân dân, đồng thời củng cố quan hệ song phương....
-
Chứng khoán phái sinh: ‘Cuộc chơi’ không dành cho các tay mơ
Từ đầu năm 2024 đến tháng 2/2025, tỷ lệ giao dịch của nhóm nước ngoài và tự doanh chỉ chiếm rất thấp trên thị trường chứng khoán phái sinh, xấp xỉ ngưỡng gần 5% đến 6%. Phần còn lại thuộc về các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức trong nước....