Sản lượng và trị giá xuất khẩu xi măng 3 tháng đầu năm 2023 sụt giảm kỷ lục
Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA), xuất khẩu xi măng, clinker quý 1/2023 tiếp tục bị ảnh hưởng bởi lạm phát từ các thị trường lớn như Trung Quốc, Bangladesh, Philippines, khiến cả sản lượng lẫn trị giá xuất khẩu xi măng của Việt Nam đều giảm mạnh.
Cụ thể, sản lượng xuất khẩu xi măng trong 3 tháng đầu năm đã giảm 25% so với cùng kỳ, chỉ đạt 8,1 triệu tấn với kim ngạch 345 triệu USD, giảm 24,6% (tương ứng mức giảm trên 100 triệu USD).
Đáng chú ý, xuất khẩu xi măng sang Trung Quốc tiếp tục ảm đạm do thị trường bất động sản nước này chưa hồi phục. Theo đó, xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Quốc trong quý 1/2023 chỉ đạt gần 11,4 triệu USD, giảm tới 95% so với cùng kỳ năm 2022.
VNCA nhận định, xuất khẩu xi măng và clinker trong năm nay tiếp tục gặp nhiều khó khăn khi nhu cầu xây dựng của thị trường chính là Trung Quốc vẫn ảm đạm. Mặc dù Trung Quốc đã mở cửa trở lại, nhưng thị trường bất động sản nước này chưa khởi sắc, dẫn tới xuất khẩu xi măng, clinker của Việt Nam giảm mạnh trong thời gian qua.
Trong khi đó, thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam là Philippines mới đây cũng đã công bố áp thuế chống bán phá giá tạm thời với xi măng Việt Nam. Cụ thể, Xi măng Long Sơn, Thăng Long, Hạ Long, Vicem Tam Điệp, Vicem Hải Phòng, Vissai Ninh Bình... nằm trong danh sách 11 doanh nghiệp sản xuất xi măng của Việt Nam bị Philippines áp thuế chống bán phá giá tạm thời trong vòng 5 năm.
Ngoài ra, Philippines cũng công bố điều tra đối với các nhà xuất khẩu được xác định là có biên độ bán phá giá tối thiểu và/hoặc âm, gồm: Xi măng Cẩm Phả, Chinfon, Tam Điệp và một số doanh nghiệp thương mại xi măng khác.
Bên cạnh đó, việc tăng thuế xuất khẩu với mặt hàng clinker từ 5% lên 10% từ ngày 1/1/2023 cũng đang khiến doanh nghiệp ngành xi măng trong nước điêu đứng vì giá bán không đủ bù đắp chi phí sản xuất và thuế.
“Trong bối cảnh giá clinker xuất khẩu không tăng, lại phải gánh thêm thuế sẽ làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp”, Chủ tịch VNCA cho biết.
Năm 2023, các doanh nghiệp xi măng được dự báo tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ cả trong nước lẫn xuất khẩu. Hiện tại, 3 thị trường xuất khẩu xi măng chính của Việt Nam là Philippines, Mỹ và Hồng Kông (Trung Quốc). Trong khi đó, thị trường xuất khẩu clinker là Trung Quốc, Bangladesh, Philippines.
-
Doanh nghiệp xi măng nào của Việt Nam đang bị Philippines áp thuế chống bán phá giá?
Xi măng Long Sơn, Thăng Long, Hạ Long, Vicem Tam Điệp, Vicem Hải Phòng, Vissai Ninh Bình... là những doanh nghiệp sản xuất xi măng của Việt Nam bị Philippines áp thuế chống bán phá giá tạm thời trong vòng 5 năm.
-
18 doanh nghiệp xi măng nào của Việt Nam bị Philippines khởi xướng điều tra tự vệ?
Trong danh sách 38 doanh nghiệp xuất khẩu xi măng vào Philippines do Cục Hải quan Philippines cung cấp cho cơ quan điều tra, có tới 18 doanh nghiệp Việt Nam. Giai đoạn 2019 - 2024, có những thời điểm xi măng Việt Nam chiếm 98% trong tổng lượng xi măn...
-
Triển vọng ngành xi măng cuối năm 2024: Tín hiệu phục hồi nhờ hưởng lợi từ loạt dự án trọng điểm phía Nam
Ngành xi măng đang cho thấy dấu hiệu phục hồi sau thời gian dài đối mặt với nhiều khó khăn. Động lực tăng trưởng đến từ sự cải thiện trong nhu cầu nội địa và các biện pháp tiết giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tình trạng dư cung và ...
-
Khoản đầu tư hơn 3.000 tỷ của công ty xi măng lớn nhất Việt Nam nguy cơ mất vốn
Theo Thanh tra Bộ Tài chính, khoản đầu tư của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam vào một số công ty tiềm ẩn rủi ro mất vốn, khi phải trích lập dự phòng hơn 3.000 tỷ đồng.