Công văn nêu rõ, UBND thành phố thống nhất với nội dung báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội về công tác quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn thành phố. Về cơ chế, chính sách, điều kiện hỗ trợ, thúc đẩy việc xử lý, tái chế chất thải rắn xây dựng, Sở Xây dựng tiếp tục làm việc với Bộ Xây dựng về việc ban hành các tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật đối với việc sử dụng vật liệu tái chế từ kết quả xử lý chất thải rắn xây dựng làm vật liệu cấp phối hoặc san nền; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và các đơn vị liên quan hướng dẫn thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn thành phố.
Đối với việc thực hiện phát triển các vị trí xử lý chất thải rắn xây dựng, UBND thành phố giao UBND các quận, huyện, thị xã chủ động, khẩn trương tìm vị trí, tổ chức triển khai các trạm trung chuyển tạm thời, vị trí xử lý tái chế, chôn lấp chất thải rắn xây dựng đáp ứng nhu cầu xử lý của địa phương và các khu vực lân cận trong giai đoạn trước mắt.
Cùng với việc cho ý kiến cụ thể về vị trí tiếp nhận chất thải rắn xây dựng, UBND thành phố yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường giám sát, quản lý chặt chẽ chất thải rắn xây dựng phát sinh trên địa bàn theo phân cấp quản lý; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, xử lý các chủ nguồn thải phát sinh chất thải rắn xây dựng vi phạm trên địa bàn.
UBND thành phố cũng giao UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm tổ chức vận chuyển, xử lý đối với khối lượng chất thải rắn xây dựng đổ chưa đúng nơi quy định trên địa bàn, xử lý nghiêm đối với hành vi đổ trộm chất thải rắn xây dựng, trộn lẫn chất thải rắn xây dựng vào rác thải sinh hoạt; xe vận chuyển gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn quản lý.
-
Hoài Đức: Đất nông nghiệp biến thành bãi đổ phế thải xây dựng
Tình trạng đổ phế thải xây dựng tràn lan; san lấp, lấn chiếm đất nông nghiệp đang diễn ra nhiều năm qua, tuy nhiên đến nay vẫn chưa bị xử lý?!