Mới đây, Sở Công Thương TP Cần Thơ đã làm việc với Công ty TNHH Cổ phần Tập đoàn China Gezhouba Group (CGGC), thành viên Tập đoàn Xây dựng Năng lượng Trung Quốc (CEEC) về đề xuất hợp tác phát triển dự án nhà máy đốt rác phát điện trên địa bàn TP Cần Thơ.
Tại buổi làm việc, Tập đoàn China Gezhouba Group đã giới thiệu về các lĩnh vực hoạt động của công ty và mong muốn hợp tác với TP Cần Thơ phát triển một dự án nhà máy đốt rác phát điện, với vốn đầu tư khoảng 1.200 - 1.500 tỷ đồng.
Nhà máy này có khả năng đốt 400 - 600 tấn rác mỗi ngày với công suất phát điện từ 8 - 10 MW, lượng điện tạo ra khoảng 64 triệu kWh/năm.
Ảnh minh họa
Đại diện Tập đoàn China Gezhouba Group cho biết đã và đang đầu tư nhiều dự án ở Việt Nam như Nhà máy nhiệt than Hải Dương (công suất 1.200 MW), dự án Điện gió Ninh Thuận và Bình Thuận (công suất 70 MW), nhà máy nhiệt điện than Hải Phòng giai đoạn 1 (công suất 600 MW)…
Sở Công Thương TP Cần Thơ cho biết, thành phố đang kêu gọi đầu tư nhiều dự án trên các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, giao thông, năng lượng… UBND TP Cần Thơ đã ban hành danh mục ưu tiên kêu gọi đầu tư, trong đó có dự án xử lý chất thải rắn số 2 tại Khu xử lý chất thải rắn ở huyện Thới Lai.
Hiện nay, dự án đang trong giai đoạn lập hồ sơ đề xuất đấu thầu chọn nhà đầu tư. Các đơn vị liên quan đang tiến hành các thủ tục về quy hoạch, đất đai, đấu thầu để tiến hành đấu thầu dự án theo quy định trong thời gian tới.
Theo đó, Sở Công Thương sẽ trao đổi với các sở, ngành, đơn vị liên quan và tham mưu cho UBND TP Cần Thơ để cung cấp thông tin về dự án cho nhà đầu tư quan tâm.
Được biết, Cần Thơ hiện có 2 nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt, gồm nhà máy xử lý chất thải rắn (rác sinh hoạt) Cần Thơ của Công ty TNHH Năng lượng Môi trường EB và khu xử lý chất thải rắn xã Đông Thắng ở huyện Cờ Đỏ của Công ty TNHH dịch vụ thương mại Minh Thông.
-
Nhà máy điện rác 1.300 tỷ tại Hậu Giang nguy cơ phải chấm dứt do chậm tiến độ
Tỉnh Hậu Giang sẽ chấm dứt hoạt động của nhà máy điện rác, không bồi thường về đất đai và tài sản gắn liền với đất theo cam kết của nhà đầu tư, nếu dự án không hoàn thành tiến độ tổ máy số 1 vào tháng 12/2024.
-
Nhu cầu nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận lên tới hàng nghìn người
Việt Nam cần khoảng 2.400 nhân lực trong trường hợp tái triển khai 2 nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận.
-
Quảng Ninh, Lâm Đồng, Thái Nguyên và nhiều địa phương đề nghị bổ sung công suất điện tái tạo vào quy hoạch
Các tỉnh Quảng Ninh, Kiên Giang, Lâm Đồng, Thái Nguyên... kiến nghị được nâng công suất điện gió, điện rác, điện mặt trời khi thực hiện điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII.
-
Nga sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Đại sứ Nga tại Việt Nam khẳng định với năng lực hàng đầu thế giới trong lĩnh vực hạt nhân, Nga luôn sẵn sàng hợp tác với Việt Nam phát triển năng lượng hạt nhân.