Qua giám sát của HĐND thành phố Hà Nội năm 2019, trên địa bàn Thủ đô có 397 dự án sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai. Về việc này, cử tri đã kiến nghị thành phố có các giải pháp xử lý. Tuy nhiên, theo nhiều đại biểu HĐND thành phố, việc xử lý đến nay vẫn chậm, đồng thời đặt câu hỏi: Có hay không việc các nhà đầu tư chây ỳ, cố tình “câu giờ” để chậm triển khai dự án.

Được biết, đối với 397 dự án trên, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã kiến nghị UBND thành phố thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc chấm dứt dự án đối với 28 dự án; kiến nghị gia hạn sử dụng đất 24 tháng đối với 25 dự án chậm tiến độ, chậm đưa đất vào sử dụng; đồng thời hậu kiểm, tiếp tục đề xuất gia hạn sử dụng đất 24 tháng đối với 18 dự án khác.

Số dự án còn lại, Sở đang đôn đốc, triển khai công tác hậu kiểm việc thực hiện kết luận thanh tra, xử lý sau thanh tra và kiến nghị, đề xuất các biện pháp xử lý đối với từng dự án theo quy định.

Thời gian qua, dù có nhiều cố gắng, song trên địa bàn thành phố vẫn có không ít chủ đầu tư chây ỳ, chậm trễ trong lập và hoàn thiện quy hoạch điều chỉnh, hoặc đề xuất điều chỉnh quy hoạch chi tiết nhiều lần để kéo dài thời gian hoàn thiện thủ tục đầu tư, chậm triển khai dự án.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, đối với những trường hợp này, thời gian tới, liên ngành của thành phố sẽ thanh tra, kiểm tra làm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan để đề xuất xử lý theo quy định của pháp luật về đầu tư hoặc xử lý thu hồi đất theo quy định.

Đây cũng là điều cử tri Thủ đô mong mỏi, bởi các dự án chậm triển khai vừa ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, vừa gây lãng phí nguồn lực, nhất là nguồn lực đất đai ngày càng khan hiếm.

  • Nhà 8B Lê Trực tiếp tục 'câu giờ'

    Nhà 8B Lê Trực tiếp tục 'câu giờ'

    Trong lúc UBND quận Ba Đình chậm ban hành quyết định cưỡng chế đối với nhà 8B Lê Trực dù thành phố Hà Nội đã đôn đốc, thì mới đây chủ đầu tư công trình vi phạm lại có công văn gửi Sở Xây dựng và quận Ba Đình xin quỹ thời gian 7 tháng để hoàn thành việc phá dỡ giai đoạn 1 chỉ có tum và tầng 19.

Bảo Vy (Hà Nội Mới)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.